7. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Nhân dân bị áp bức, bóc lột và đẩy đến bước đường cùng
Đứng trước một xã hội tồn tại hôn quân bạo chúa và quan lại tha hóa đạo đức nhân phẩm, người dân bị áp bức, bóc lột và đẩy vào bước đường cùng. Ngòi bút nhà văn đã ghi lại một cách chân thực tình cảnh bi thảm ấy của nhân dân trong xã hội đương thời.
86
Chắc hẳn người đọc sẽ không quên được Chuyện hai phật cãi nhau (Thánh Tông
di thảo) của Lê Thánh Tông - câu chuyện cười ra nước mắt. Trong truyện, Phật đất,
Phật gỗ đổ lỗi cho nhau trong khi lụt lội ở khắp nơi, còn Phật Thích Ca tay cầm bầu rượu, bước đi lảo đảo còn nhân dân thì đang đứng bên bờ vực của cái chết,… Qua câu chuyện, tác giả đã lên án những kẻ ăn lộc của dân nhưng khi có nạn chỉ biết đùn đẩy trách nhiệm. Đây là một trong những tệ trạng xã hội được Lê Thánh Tông đưa vào trang viết thể hiện thái độ đả kích, phê phán hiện thực xã hội đương thời. Từ đây, có thể thấy đền chùa ngay từ thời đại của Lê Thánh Tông đã có những biểu hiện xuống cấp, đáng lên án kéo theo đó là bi kịch éo le, đáng thương của nhân dân. Tuy nhiên, phạm vi phản ánh những bi kịch ấy trong Thánh Tông di thảo chưa đa dạng, sâu sắc. Tác giả mới chỉ bước đầu đề cập đến số phận của một bộ phận người dân trong xã hội đương thời như hình ảnh nhân dân trước nạn lũ, hình ảnh người phụ nữ ẩn sau yêu nữ (Chuyện yêu nữ
Châu Mai), người phụ nữ thần kì (Chuyện hai gái thần), nàng tiên cá (Chuyện lạ nhà
thuyền chài),… Đồng thời, sự phản ánh ấy chưa khiến người đọc chưa thật sự đau đớn,
trăn trở trước số phận con người. Phải đến Nguyễn Dữ với tác phẩm Truyền kì mạn lục, những bi kịch bi thương, đầy ám ảnh đã đi vào trang viết và phương diện phản ánh chủ yếu trong đề tài phản ánh hiện thực của tác phẩm này.
Nguyễn Dữ khắc họa số phận của nhân dân từ khái quát đến cụ thể. Từ số phận chung đến những mảnh đời riêng, bức vẽ nào cũng chân thực đến từng chi tiết. Đọc
Truyền kì mạn lục, hẳn ai cũng sẽ có cảm nhận dường như nhà văn đã đi sâu vào từng
mảnh đời, từng số phận để ghi lại. Mỗi con người bước ra từ trang viết đều thấm đẫm tình yêu thương, sự cảm thông và cả sự căm phẫn của nhà văn.
Trước những tên hôn quân vô đạo, những tên quan lại tham lam, nhũng nhiễu thì nạn nhân của các tầng áp bức đó chính là những người dân thấp cổ bé họng. Họ là những con người nghèo khổ, không có tiếng nói của riêng mình. Họ bị đè nén, bóc lột cho đến chết để cống nạp sức lực, tiền bạc, sản vật, … cho giai cấp thống trị. Những con người nhỏ bé ấy vừa là nạn nhân của cường quyền đồng thời là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa.
Hình ảnh người dân hiện lên thật đáng thương trước những việc làm của tên Lý tướng quân độc ác, tham lam trong Chuyện Lý tướng quân:“Dân trong vùng phục dịch nhọc nhằn, anh nghỉ thì em đi, chồng về thì vợ đổi, ai nấy đều vai song tay rách, rất là
khổ sở” [7, tr.203]. Người dân chỉ còn biết phục tùng để được yên thân còn nếu không
87
và chết chóc. Người đọc từng hình dung thảm cảnh ấy qua trang viết của Nguyễn Trãi qua áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo. Tác giả từng vạch rõ bản cáo trạng tội ác của giặc Minh với giọng điệu căm thù, phẫn uất:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hùng tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế …..
Kẻ bị đưa vào núi đãi cát tìm vàng khốn nỗi rừng sâu nước độc
Kẻ bị bắt xuống biển dòng lung mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng ….
Độc ác thay! Trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay! Nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
[26] Đây là những lời trong bản cáo trạng tội ác của giặc Minh. Chúng bóc lột, đàn áp dân ta một cách tàn bạo. Nhưng đó là kẻ thù không cùng cội nguồn dân tộc còn Lý tướng quân cũng là người con đất Việt, cùng một mẹ sinh ra nhưng lại bóc lột tàn bạo chính nhân dân của mình. Hắn quả không bằng cầm thú, thật đáng lên án.
Trong Chuyện quỷ Dạ Xoa, hình ảnh nhân dân hiện lên thật đáng thương tâm.
“Cuối đời Trùng Quang nhà Trần, người chết chóc nhiều, những oan hồn không có chỗ
tựa nương…” [7, tr.246]. Sự áp bức, bóc lột đã khiến nhân dân không tránh khỏi cái
chết. Tuy vậy, sau khi chết họ cũng không có chỗ tựa nương, trở thành những oan hồn phải đi kiếm ăn. Khi gặp Dĩ Thành một người ngay thẳng, hào hiệp, những linh hồn ấy đã chia sẻ bằng những lời chân thật: “Sống chẳng gặp thời, chết không phải số. Đói không có thứ gì cấp dưỡng, lui không có chốn nào tựa nương. Trong gò xương trắng, rầu rĩ cỏ rêu, trên đống cát vàng, lạnh lùng sương gió. Bởi vậy không khỏi rủ rê bè bạn, xoay sở kiếm miếng ăn” [7, tr.247].
Trong Bộ sách lịch sử Việt Nam tập II (Sách Đại học sư phạm - Nhà xuất bản Giáo dục 1978), các soạn giả có viết: “Nguyễn Dữ đã ít nhiều nói đến đời sống cơ cực của nhân dân, đặc biệt tác giả chú ý đến đời sống tình cảm của những con người nhỏ
bé nhất là người phụ nữ bình dân” [14]. Khi chiến tranh phong kiến nổ ra, đã có biết
bao gia đình có chồng, con bị bắt đi lính. Nhà văn đã ghi lại hình ảnh chân thực một thời kì chiến tranh loạn lạc triền miên: “Bấy giờ binh lửa rối ren, đường sá hiểm trở,…”
88
trong Chuyện người con gái Nam Xương là một trong số những người phụ nữ như thế. Nàng vốn là người con gái xinh đẹp, nết na, tư dung tốt đẹp. Chồng nàng là Trương Sinh bị bắt đi lính. Sau bao năm, cuối cùng người chồng mới trở về nàng lại bị hiểu lầm giữ trọn danh tiết vì câu nói vô tình của đứa con trai nhỏ. Nàng bị chồng đánh đập và đuổi đi. Quá oan ức nàng đã nhảy xuống sông tự tử. Đó là bi kịch đau đớn của người phụ nữ - nạn nhân của chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Đó là số phận của những người phụ nữ bị đày đọa vì loạn li, điêu đứng vì thế lực cường quyền. Cùng chịu bi kịch đáng thương như Vũ Nương là nàng Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu. Nàng kết duyên với Trọng Quỳ và sống êm đềm, hạnh phúc. Nhưng khi chiến tranh nổ ra, cha chồng đương làm quan bị bọn nịnh thần đẩy đến một nơi xa. Nàng đã khuyên chồng, cũng đang làm một chức quan nhỏ, đi theo cha để trợ giúp. Sau bao năm biền biệt xa chồng, nàng không có tin tức gì của cha và chồng. Cuối cùng, nàng nhờ người bõ già đi tìm và đón người chồng trở về. Nhưng người chồng về chưa được bao lâu lại sinh ra chơi bời hư hỏng. Nàng bị gán cho người bạn của chồng trong một trận thua bạc. Để giữ trọn vẹn danh tiết, nàng ôm con từ biệt rồi treo cổ tự vẫn. Câu chuyện khiến người đọc đau đớn, xót xa cho số phận người phụ nữ. Hạnh phúc với họ thật mong manh.
Ngoài Vũ Nương, Nhị Khanh là nạn nhân của các cuộc chiến tranh phi nghĩa còn có nhiều người phụ nữ đau khổ vì bị bắt bớ bởi tính háo sắc của quan lại cường quyền. Đó là Túy Tiêu là nạn nhân của quan Trụ quốc họ Thân trong “Truyện nàng Túy Tiêu”, đó là Dương thị bị thần Thuồng luồng bắt về làm vợ trong “Truyện đối tụng ở Long cung”. Họ bị chia cắt với gia đình, người thân và sống trong nanh vuốt của cường quyền. Nhờ có những người chồng yêu thương và quyết tâm đấu tranh đến cùng với cái ác, họ được đoàn tụ sau bao năm xa cách. Tuy vậy, quãng thời gian họ bị bắt cũng là quãng đời u tối, đau khổ nhất với những người phụ nữ ấy. Họ vẫn là nạn nhân của thế lực cường quyền.
Không may mắn như Túy Tiêu và Dương thị, nhân vật Lệ Nương trong truyện Lệ Nương cũng khiến người đọc phải xót xa rơi lệ. Nàng với Phật Sinh dù chưa cưới nhưng tình gắn bó chẳng khác gì vợ chồng. Không may Lệ Nương bị bắt vào cung. Nàng đau đớn gửi thư cho Phật Sinh. Khi giặc Minh lấn cướp kinh kì, Lệ Nương sẽ đi theo Hồ Hán Thương chạy giặc nên đã đi tìm. Nhưng khi biết tung tích và tìm được Lệ Nương thì nàng đã tự vẫn chết. Thật đau đớn và xót xa cho số phận của Lệ Nương. Nàng vừa là nạn nhân của chiến tranh vừa là nạn nhân của cường quyền. Người phụ nữ bé nhỏ ấy
89
chỉ còn cách tìm đến cái chết để giữ trọn tấm lòng với người chồng chưa cưới vẫn ngày đêm thương nhớ mình ở quê nhà.
Như vậy có thể thấy, số phận của những người phụ nữ nói riêng và những người dân nói chung đều chịu nhiều bi kịch bất hạnh. Họ đều là nạn nhân của xã hội phong kiến. Nhà văn đã ghi lại đầy đủ chân thực nhất về cuộc đời của họ qua những trang viết thấm đẫm nước mắt để người đọc ám ảnh và cảm thương sâu sắc. Bùi Duy Tân trong
Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện ký viết bằng chữ Hán” đã nhận xét: “Nhìn
chung thì qua “Truyền kỳ mạn lục”, Nguyễn Dữ đã phê phán nghiêm khắc những tệ lậu của chế độ phong kiến mục ruỗng, đã miêu tả rất thực diện mạo và tính cách của giai cấp bóc lột. Và ít nhiều tác phẩm cũng thể hiện được cảnh ngộ cùng cực của nhân
dân” [41]. Lời nhận xét ấy đã cho thấy điểm nổi bật trong giá trị của tác phẩm Truyền
kì mạn lục. Chưa bao giờ bức tranh xã hội phong kiến lại được phác họa toàn cảnh,
chân thực và cụ thể đến thế.
Có thể nói do sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử mà những đề tài phản ánh trong
Tuyền kì mạn lục mang tính hiện thực sâu sắc. Hiện thực ấy đã nhờ đôi cánh truyền kì
mà trở nên sinh động, phong phú và có tính chân thực cao. Điều mà Thánh Tông di thảo
chưa thể hiện được.
Như vậy có thể thấy Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã vẽ bức tranh hiện thực xã hội phong kiến cụ thể, chi tiết và chân thực nhất. Nhà văn đã đi sâu phản ánh mọi đối tượng của xã hội đương thời bằng ngòi bút thần kì hấp dẫn. Với tài năng và tấm lòng của mình với con người, với đất nước, Nguyễn Dữ lên án, tố cáo xã hội phong kiến đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc với những con người nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội. Tác giả Bùi Duy Tân từng nhận xét: “Truyền kỳ mạn lục” tuy có vẻ
là“truyện kỳ lạ” xảy ra hàng trăm năm về trước nhưng về thực chất lại phản ánh được
những phần sâu sắc của hiện thực đương thời. Và trên thực tế đằng sau thái độ có phần dè dặt khiêm tốn, Nguyễn Dữ rất tự hào về tác phẩm của mình, tác phẩm mà qua đó ông bộc lộ tâm tư, hoài bão, tác phẩm mà qua đó ông phát biểu nhận thức, bày tỏ những
vấn đề lớn của xã hội, của con người trong khi chế độ phong kiến đã suy thoái…” [41,
tr.377]. Tác phẩm là thái độ, là tiếng nói của nhà văn với con người, cuộc sống trong xã hội đương thời. Tất cả được thể hiện trong một Truyền kì mạn lục độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn qua ngòi bút tài năng ở thế kỉ XVI - tác giả Nguyễn Dữ.
90
Trong dòng chảy của thể loại truyền kỳ Việt Nam thời trung đại nói chung và sự chuyển biến về hệ thống đề tài từ tác phẩm Thánh Tông di thảo đến Truyền kỳ mạn lục
nói riêng, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã có một diện mạo mới mẻ, phong phú và hấp dẫn. Tác phẩm đã thể hiện số lượng đề tài phong phú phản chiếu mọi góc cạnh của đời sống xã hội phong kiến để từ đó bộc lộ cái nhìn của mình về con người, cuộc sống. Hai mươi truyện trong Truyền kỳ mạn lục là hai mươi sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn dù có truyện dựa vào cốt truyện dân gian nhưng người viết đã thể hiện tài năng sáng tạo của mình với ngôn ngữ điêu luyện, điển cố phong phú và đặc biệt là yếu tố thần kì hấp dẫn. Các truyện không chỉ hấp dẫn người đọc với lối kể chuyện lôi cuốn, giàu kịch tính, tình huống đầy bất ngờ mà còn tạo ấn tượng qua những bài thơ trữ tình sâu sắc. Đó là điểm đặc biệt trong sáng tác Truyền kỳ mạn lục của nhà văn Nguyễn Dữ. Xét về hệ thống đề tài, nhà văn có sự kế thừa và tiếp nối sau Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông. Người đọc nhận ra sự thể hiện phong phú, đặc sắc về các đề tài trong
Truyền kỳ mạn lục. Nếu những đề tài trong Thánh Tông di thảo dừng ở đề tài mang tính
chất ngụ ngôn, ca ngợi minh quân và mới bước đầu phản ánh hiện thực thì đến Truyền
kỳ mạn lục, có thể do những biến động về lịch sử, những đề tài như ngụ ngôn, ca ngợi
minh quân,… không còn xuất hiện, thay vào đó là sự mở rộng phạm vi và tập trung thể hiện rõ nét và sâu sắc ở những mảng đề tài như: người phụ nữ và người trí thức.
Như vậy có thể khẳng định với sự kế thừa, Nguyễn Dữ đã có những sự đổi mới đề tài từ Thánh Tông di thảo trong Truyền kỳ mạn lục. Có được những bước phát triển vượt bậc như vậy có thể thấy đó chính là ở tài năng bậc thầy trong cách khám phá, thể hiện đề tài đồng thời cũng bắt nguồn từ cảm quan nghệ thuật và trái tim nhạy cảm, cái nhìn yêu thương trước con người và cuộc sống của nhà văn.
KẾT LUẬN
Trong khuôn khổ của đề tài, dựa trên đặc điểm cơ bản của thể loại truyền kì trung đại Việt Nam và những giá trị đặc sắc của hai tác phẩm Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông và Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, từ đó chúng tôi đã phân tích, đánh giá sự chuyển biến của hệ thống đề tài trong hai tác phẩm này. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Tác phẩm Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông và Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là những tác phẩm đặc sắc có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. Nếu
91
Thánh Tông di thảo là tấm lòng, tài năng của một vị hoàng đế đứng đầu đất nước, một
vị minh quân sáng suốt luôn một lòng chăm lo, xây dựng đất nước phát triển thịnh vượng thì Truyền kì mạn lục lại là tấm lòng và tài năng của một nho sĩ giàu lòng yêu nước, thương người, một ẩn sĩ mà vẫn không lánh đời. Mỗi trang viết của hai tác giả đều phản ánh sâu sắc con người, cuộc đời và xã hội. Thời đại nào văn học ấy vì thế cả hai tác phẩm của hai tác giả đều phản ánh chân thực và sâu sắc bức tranh xã hội phong kiến đương thời đồng thời thể hiện tình yêu con người, cuộc sống và đất nước tha thiết. Bên cạnh những giá trị sâu sắc về mặt nội dung, cả hai tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc ở thể loại truyền kì. Các tác phẩm đã thể hiện ngòi bút sáng tạo của người viết, không nghiêng về ghi chép như các tác phẩm văn xuôi tự sự trước đó. Các truyện thấm đẫm màu sắc hoang đường, kì ảo lôi cuốn người đọc. Kết cấu mỗi truyện đều có lời bình cuối truyện rất đặc sắc. Chính vì lẽ đó, mỗi tác phẩm thể hiện được tài năng văn chương ưu việt của người viết để đưa thể loại truyền kì đạt đến đỉnh