Tài người phụ nữ được mở rộng và phản ánh sâu sắc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Từ Thánh Tông di thảo đến Truyền kì mạn lục (Trang 60 - 62)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.tài người phụ nữ được mở rộng và phản ánh sâu sắc

Qua bảng thống kê, tác phẩm phản ánh đề tài người phụ nữ chiếm số lượng lớn trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Cụ thể số lượng tác phẩm thuộc đề tài người phụ nữ là 11/20 truyện, chiếm tỉ lệ 55%. Trong khi đó ở Thánh Tông di thảo mới chỉ dừng lại ở 05/19 truyện chiếm tỉ lệ 26,3%. Như vậy có thể thấy, so với Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục Nguyễn Dữ đã tập trung hướng ngòi bút của mình vào đối tượng này đồng nghĩa với điều đó là tình cảm, trái tim của nhà văn đã có sự ưu ái đặc biệt với đối tượng phản ánh trong sáng tác của mình. Đó cũng chính là bước tiến mới

của Truyền kì mạn lục về đề tài người phụ nữ trong thể loại truyền kì của văn xuôi tự

sự Việt Nam thời trung đại.

Nếu ở thế kỉ XV, người đọc mới bước đầu thấy bóng dáng của người phụ nữ qua trang viết của vị hoàng đế Đại Việt với tác phẩm Thánh Tông di thảo. Hình tượng người phụ nữ lần đầu tiên bước vào những trang văn xuôi trung đại sáng tác giàu tính nghệ thuật của Lê Thánh Tông.Với ngòi bút chân thực, văn phong vừa giản dị vừa tài hoa, hình tượng người phụ nữ bước đầu được Lê Thánh Tông phản ánh khá sinh động. Họ

55

có thể là những con người bình thường như cô gái trong Chuyện chồng dê hay những nhân vật có xuất thân thần kì như Ngọa Vân (Chuyện là nhà thuyền chài), Mộng Trang (Duyên lạ nước hoa), hai người phụ nữ bí ẩn (Hai gái thần) hoặc yêu nữ trong Chuyện

yêu nữ Châu Mai. Lê Thánh Tông đã bước đầu khám phá, phát hiện và khắc họa bi kịch

cuộc đời của những người phụ nữ đáng thương ấy bằng cái nhìn thương cảm, trân trọng. Song xét cho cùng, ở những người phụ nữ này dù có những trang đời bất hạnh nhưng kết cục cuối cùng họ vẫn có phần hạnh phúc. Nhìn vào tổng thể của Thánh Tông di thảo, có thể thấy dù đã được quan tâm tuy nhiên, số lượng tác phẩm thuộc đề tài người phụ nữ trong Thánh Tông di thảo còn chưa nhiều, nội dung phản ánh chưa thật sự phong phú và sâu sắc. Tác giả cũng chưa đi sâu vào từng mảnh đời, từng số phận và đặc biệt có thể do bối cảnh lịch sử đương thời, người phụ nữ trong Thánh Tông di thảo mặc dù có trải qua bi kịch nhưng bi kịch của họ chưa trở thành thảm kịch như trong Truyền kỳ

mạn lục của Nguyễn Dữ, đồng thời những khát vọng chính đáng của người phụ nữ cũng

được thể hiện một cách nồng nhiệt nhất. Phải đến nửa đầu thế kỉ XVI, sự xuất hiện của

Truyền kì mạn lục của tác giả Nguyễn Dữ, người đọc mới thấy được sự khám phá đa

dạng, phong phú về đề tài người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng người phụ nữ khổ đau dưới xã hội này. Qua Truyền kì mạn lục,

người đọc thấy được bức tranh phản chiếu thân phận và cuộc đời của người phụ nữ. Dường như mỗi trang viết chứa cả máu và nước mắt của biết bao người phụ nữ đáng thương. Họ không những không được trân trọng, nâng niu mà thậm chí còn bị đọa đày, vùi dập vùi.

Để lý giải điều đặc biệt này có lẽ không khó để nhận ra một thực tế là lịch sử xã hội đã tác động rất lớn đến sáng tác của nhà văn. Chúng ta đều biết, từ khoảng hai thập niên cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, suy thoái, chính sự rối ren, vua tôi lục đục. Vòng xoáy quyền lực, vinh hoa phú quý đã khiến nhân cách con người bị nhuốm màu đen. Nhiều nhà nho bất mãn với thời cuộc đã lui về ở ẩn, lánh đục về trong như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ,... Cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn nổ ra, đất nước chìm đắm trong cảnh loạn lạc, nhân dân ly tán, vợ mất chồng, con mất cha,… Chứng kiến tất cả những bi kịch ấy, Nguyễn Dữ đã không cầm lòng, máu và nước mắt như tuôn chảy nơi đầu ngọn bút. Những người phụ nữ với những số phận nghiệt ngã khác nhau cứ thế bước ra từ trang viết của nhà văn như một lẽ tự nhiên bằng sự cảm thương chân thành và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn.

56

Những người phụ nữ có xuất thân khác nhau nhưng đều cùng trải qua những sóng gió truân chuyên của phận má hồng. Đó có thể là người phụ nữ có gia cảnh bình thường thậm chí nghèo hèn như Vũ Nương, Nhị Khanh, Thị Nghi, Lệ Nương; đó có thể là những ca nhi kĩ nữ như Túy Tiêu, Đào Hàn Than; hay nhân vật xuất thân cao quý như Dương thị; hoặc có thể là hồn ma Nhị Khanh; hồn hoa Liễu Nương, Đào Nương,… Sự xuất hiện của hình tượng người phụ nữ với những mảnh đời, số phận khác nhau ấy giống như những con người thực tồn tại trong xã hội phong kiến đương thời được thu nhỏ dưới ngòi bút của nhà văn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Từ Thánh Tông di thảo đến Truyền kì mạn lục (Trang 60 - 62)