Lòng tự trọng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Từ Thánh Tông di thảo đến Truyền kì mạn lục (Trang 38 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.Lòng tự trọng

Lòng tự trọng vốn là phẩm chất tốt đẹp của con người. Với người Việt phẩm chất này là một chuẩn mực quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Người có lòng tự trọng là người luôn coi trọng danh dự, giữ gìn phẩm chất tư cách của mình. Để có lòng tự trọng, con người cần học tập, rèn luyện đạo đức, nhân cách và có cách ứng xử, có lối sống phù hợp, hướng tới những giá trị Chân - Thiện - Mĩ, góp phần xây dựng một xã hội nhân văn, tốt đẹp. Có thể thấy lòng tự trọng là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam cần giữ gìn và phát huy.

Tục ngữ của Việt Nam có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm” hay “Giấy rách

phải giữ lấy lề” [27]. Đó là những bài học răn dạy con người dù ở hoàn cảnh nào, dù

khó khăn đến mấy, con người cần giữ gìn nhân phẩm trong sạch, không vấy bẩn. Ca dao Việt Nam ngợi ca con người biết giữ nhân phẩm, ngay thẳng, không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

[27, tr.88] Đó là những lời ca những con người có lòng tự trọng - một phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người dù thời đại nào.

Trong Thánh Tông di thảo, Lê Thánh Tông cũng đề cập đến lòng tự trọng. Với những câu chuyện ngắn gọn, ngôn ngữ tài hoa, bác học, Lê Thánh Tông đã đem đến cho người đọc những bài học ý nghĩa về lòng tự trọng. Đó là truyện “Người hành khất giàu. Ngay từ nhan đề truyện, người đọc đã thấy sự mâu thuẫn giữa “người hành khất

và “giàu”. “Hành khất” được hiểu là người làm nghề ăn xin, ăn đói mặc rách, không

kế sinh nhai, không nhà cửa, phải nằm ở bờ đường xó chợ. Thế nhưng ở đây truyện lại kể về “người hành khất giàu”? Câu chuyện dần hé mở về nghề “hành khất” của bà lão?

33

Bà vốn là người đàn bà góa chồng, không con cái, không người thân thích. Nhà nghèo, hay đau ốm nên không làm được gì để nuôi thân. Người làng ai cũng xua đuổi, không cho vay mượn. Vì số phận xô đẩy, bà buộc phải làm nghề hành khất. “Từ đó, áo vá trăm mảnh, nón mê đội đầu, gậy tre chống gió, chiếu rách che mưa, theo lốt chân cũ của Tấn công tử khi đi qua cánh đồng, học thói thanh cao của Ngũ minh phụ ngồi thổi ống tiêu. Khi thì chạy vạy ngược xuôi, ngấp nghé đám tế xuân trong xóm, khi loanh quanh

đây đó, dòm ngó đám cúng mộ ngoài đồng” [34, tr.35]. Đọc đến đây, hình ảnh người

đàn bà góa cô độc ấy sẽ khiến người đọc cảm thương sâu sắc. Tuy nhiên, ngòi bút của tác giả chưa dừng lại mà tiếp tục khắc họa: “Lên núi tìm lương, lần cửa xin nước, đến đâu mụ cũng khéo lạy, khéo quỳ, khéo ton hót gia chủ, nên bao giờ cũng kiếm được

nhiều hơn các bạn hành khất khác. Cứ thế hơn bốn mươi năm, gió lạnh mưa ướt, sớm

tối đi về, người làng không ai nói chuyện cùng” [34, tr.35]. Điều đặc biệt ai cũng thấy ở người hành khất này là chi tiết “khéo lạy, khéo quỳ, khéo ton hót gia chủ”. Từ “khéo”

lặp lại ba lần khiến người hành khất không còn vẻ đáng thương, tội nghiệp nữa mà thay vào đó là hình ảnh người hành khất chuyên nghiệp, có kĩ năng hành nghề. Đồng thời, hình ảnh ấy cho thấy người hành khất đã đánh mất đi lòng tự trọng vốn có của một con người. Vì miếng ăn mà đánh mất nhân phẩm của mình. Bởi “lạy, quỳ” là hành động thể hiện sự tôn kính, biết ơn người đã giúp đỡ mình giống như Thúy Kiều vì nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng đã “lạy, thưa” với em:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

[47, tr.130] Đây là hành động với người có ơn với mình. Tuy nhiên ở người hành khất lại hoàn toàn khác với Thúy Kiều. Và điều này có thể khẳng định người hành khất đã đánh mất điều quý giá ở mỗi con người đó là lòng tự trọng.

Không chỉ có vậy, sau khi người hành khất chết, người làng phát hiện dưới túp lều rách nát của mụ bao nhiêu là tiền kẽm, thóc gạo, chén, bát, cốc,... Những thứ mà không ai ngờ sẽ có trong căn nhà của mụ hành khất. Người đọc bật cười trước đống của cải ấy và nhận ra sự keo kiệt, bủn xỉn của mụ. “Tài sản” của mụ để lại bao nghi vấn cho người làng, cho người đọc và cả lời bình của Sơn Nam Thúc cuối truyện: “Chuyện người hành khất này thật là lạ: người này do hành khất mà giàu hay đã giàu mà còn đi hành khất? Nhưng có ai đã giàu mà còn đi hành khất, hoặc cứ phải hành khất rồi mới

34

“mụ ăn mày ở Tam Thanh đầu đầy tóc tuyết, mặt điểm mày sương, sống đã ngoài bảy mươi tuổi, lúc sống không người giúp đỡ, khi chết chẳng có cháu con, đã tích được nhiều của như thế, há không đủ ăn đến già hay sao? Thế mà cứ phải khéo lạy, khéo quỳ, khéo nịnh các gia chủ, sống làm nghề ăn mày, chết vẫn là người ăn mày, đem cả cái của mà mình phải suốt đời chắp tay cúi đầu, ăn trộm lấy cắp phó cho cái lũ người không mảy may giúp đỡ mình khi còn sống. Chắc là mụ làm nhiều điều bất thiện nên bị

ma quỷ mê muội.” [34, tr.37]. Quả là lời bình thâm thúy. Người đàn bà hành khất trước

khi chết và sau khi chết vẫn là hành khất chỉ tốt cho những kẻ hôi của ở làng. Ngòi bút của Sơn Nam Thúc chĩa thẳng vào đám người vô lương tâm: “Còn như lũ người làng, đã chẳng giúp đỡ gì khi mụ sống, lại đến rủ nhau chia của cải khi mụ chết, thật là vô sỉ

trong đám vô sỉ, ăn mày trong đám ăn mày!” [34, tr.37]. Câu chuyện khép lại để lại bài

học về cách sống, cách ứng xử của con người và đặc biệt là bài học giáo dục về lòng tự trong trong cuộc sống của con người. Với văn trau chuốt, cách viết ngắn gọn Chuyện

người hành khất giàu là câu chuyện ngụ ngôn giàu ý nghĩa.

Cùng với Chuyện người hành khất giàu, truyện Bài ký dòng dõi con thiềm thừ

cũng thể hiện bài học về lòng tự trọng rất sâu sắc. Mượn chuyện về loài ếch, cóc thuộc dòng dõi con thiềm thừ nhưng lại để nói về con người, Lê Thánh Tông đã gửi gắm đến người đọc không chỉ có bài học về cách sống, cách ứng xử mà còn là gửi đến người đọc bài học về cách giữ trọn nhân cách của con người. Cụ thể qua lối sống của cóc vì yêu mến cảnh đẹp trần gian đã cùng ếch xin phép Hằng Nga được xuống trần gian. Ở trần gian, cóc vẫn giữ lối sống thanh đạm quen thuộc “mặc áo vải thô, ở nơi kín đáo” [34, tr.27]. Cóc hàng ngày biết giữ mình, ngậm miệng im lặng trước việc đời. Cóc còn biết giúp đỡ các loài vật khác như trừng trị kẻ ác, giúp muôn loài kêu trời cho mưa,… Đó là lối sống của loài vật có lòng tự trọng, luôn biết giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đây cũng là bài học sâu sắc gửi tới mỗi con người. Trái ngược với cóc, ếch xuống trần gian ngang ngược, độc ác, hoang dâm nên cuối cùng bị người bắt, bị xẻ thịt, lột da. Đó cũng là bài học thích đáng dành cho kẻ không biết giữ mình, không có lối sống đúng đắn, không biết tự trọng. Lê Thánh Tông quả có hiểu biết sâu sắc về lẽ đời mới có thể đem đến cho người đọc những bài học về cách làm người ý nghĩa đến như vậy.

Truyện Hai phật cãi nhau cũng đả kích sâu sắc nhà Phật. Trong lúc nạn lụt (năm Quý Tỵ) đang hoành hành, Phật gỗ và Phật đất lại cãi nhau, tranh giành vị trí hưởng lộc. Tượng Phật đất với dáng vẻ “chân đạp lên đầu một con thú, tay cầm kiếm, râu ria tua tủa như những ngọn kích, mặt vuông đầy thước, lưng rộng ba ôm, sắc mặt giận dữ,

35

chỉ thẳng vào mặt tượng gỗ ngồi ở bên trên, mắng,…” [34, tr.31]. Còn Phật gỗ với vẻ

mặt “phát khùng” [34, tr.32]. Quả thật, hình ảnh các Phật được miêu tả sinh động, hài hước. Không chỉ có vậy, giữa lúc hai Phật đang khẩu chiến thì Phật Thích Ca “tay xách

bầu rượu, dáng xay lảo đảo” [34, tr.32]. Họ mỉa mai nhau, tranh giành ngôi vị, quyền

lợi. Người đọc bật cười về cuộc đối thoại giữa các Phật. Đằng sau tiếng cười ấy, chúng ta nhận thấy sự xuống cấp của nhà Phật. Cửa Phật vốn thanh tịnh, là nơi gửi gắm niềm tin của mọi người vậy mà lúc này lại trở thành nơi đùn đẩy trách nhiệm, tranh giành lợi lộc. Truyện kể ngắn gọn, chỉ qua lời đối thoại giữa ba nhân vật thông qua người kể truyện là “Ta” những đã thể hiện rõ đề tài của truyện. Đó chính là việc đả kích những kẻ vốn mặc áo nâu, đeo túi vải, ăn chay niệm phật, ở nơi thanh tịnh mà lại tranh giành vị trí, ngôi bậc, quyền lợi, trong khi người dân đang gặp nạn, chưa biết sống chết ra sao. Họ đã đánh mất đi niềm tin, danh dự, uy tín của nhà Phật. Đến cuối truyện, người kể chuyện không trực tiếp bộc lộ thái độ mà để lại cái kết để người đọc tự cảm nhận:

Hai Phật bị Phật Thích Ca bẻ lý, toan tìm lời chống chế, bỗng nghe bên chùa có tiếng

người, ai nấy nín thít. Ta đẩy cửa trông vào chỉ thấy đèn nến sang choang, hai Phật

cùng Phật Thích Ca đều trơ trơ ba khối đất và gỗ mà thôi” [34, tr.32-33]. Lời bình

cuối truyện đã khẳng định: “Thánh thiên tử ruồng những lời nói tà, chống những việc làm lệch, chép nên bài văn lạ này, lời lẽ sâu sắc. Chẳng những kẻ ngồi không ăn lộc đọc đến phải toát mồ hôi trán, mà cả những người xuất gia đọc đến, cũng tự biết trở

lại đường ngay, không bị lôi kéo vào những lối ngang đường tắt khác” [34, tr. 33].

Đúng như lời bình, hi vọng những kẻ tham hưởng lộc riêng đọc bài văn sẽ biết sửa mình, cải tà quy chính, sống đúng với đạo lí của con người nói chung.

Có thể thấy đề tài mang tính chất ngụ ngôn đã trở thành đề tài chiếm số lượng khá lớn trong tác phẩm Thánh Tông di thảo. Mỗi truyện có cách thể hiện khác nhau, gửi gắm những bài học phong phú và sâu sắc. Cũng như truyện ngụ ngôn dân gian, các truyện trong Thánh Tông di thảo có kết cấu ngắn gọn, chặt chẽ, kết thúc cũng khá bất ngờ, có truyện có yếu tố trào phúng đặc sắc, hấp dẫn. Truyện sử dụng ngôn từ trau chuốt, hoa mĩ, tri thức uyên bác, sử dụng điển cố và thi liệu Hán học là điểm khác với truyện ngụ ngôn dân gian. Và đặc biệt, truyện có yếu tố thần kì tạo nền màu sắc huyền thoại độc đáo, đặc sắc. Tất cả các yếu tố đó đã tạo nên sức hấp dẫn của Thánh Tông di

thảo nói chung và đề tài mang tính chất ngụ ngôn nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Từ Thánh Tông di thảo đến Truyền kì mạn lục (Trang 38 - 41)