7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Thái bình thịnh trị
Có thể nói, triều đại Lê Thánh Tông trị vì là triều đại phát triển thịnh trị. Thực tế lịch sử đã minh chứng cho điều đó. Đất nước thái bình thịnh trị vốn là khát vọng ngàn đời của dân tộc ta. Để có được nền thái bình, cả dân tộc đã phải vùng lên đấu tranh kiên cường để giành độc lập, thái bình cho đất nước. Ca ngợi cảnh đất nước thái bình cũng được đề cập đến trong tác phẩm Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông.
Cảnh thái bình thịnh trị được thể hiện ở cảnh đẹp đất nước thanh bình, thiên nhiên hữu tình. Truyện Bài ký dòng dõi con thiềm thừ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên của đất nước. Mặc dù truyện kể về cuộc sống của loài vật nhưng Lê Thánh Tông cũng phác họa linh hồn của cảnh vật. Sự cảm nhận khung cảnh thiên nhiên của cóc và ếch ở chốn trần gian đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của thiên nhiên. “Một đêm rằm kia, chúng nhìn xuống nhân gian, bỗng sinh lòng yêu non cao nước trong, mến người đông cảnh đẹp...” [34, tr.27]. Chỉ với vài nét phác họa qua cách cảm nhận của loài vật trong truyện, nhà văn đã vẽ nên bức họa về cảnh đẹp non sông đất nước. Có lẽ người viết ắt hẳn phải rung động trước khung cảnh mới khiến con chữ bật ra khỏi đầu ngọn bút khắc họa cảnh đẹp yên bình hấp dẫn đến như vậy? Và phải chăng cũng vì sức hấp dẫn ấy mà giống thiềm thừ trải qua hàng vạn năm sống “ở phủ Thanh Hư” lại bỏ xuống trần gian chỉ vì “sinh lòng yêu non cao nước trong”?
Truyện Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc cũng miêu tả cảnh thiên nhiên của đất nước. Đọc đoạn miêu tả của tác giả, người đọc như bước vào thế giới tiên cảnh. Những hình ảnh
41
thiên nhiên ấy được ghi lại qua cảm xúc của nhân vật xưng “Ta”. Có lẽ với cách xưng hô ấy, người đọc càng cảm nhận sâu sắc cảnh trí của non sông và sự thái bình của đất nước. “Khi ta còn ở tiềm để, yêu gương nước phía tây thành tám cảnh thanh quang, tìm dấu thiêng của hồ tinh, ngắm đường bay của sâm cầm. Đêm thanh trăng sáng, ta
thường cưỡi thuyền đi chơi. Ta có làm bài phú…” [34, tr.151]. Khung cảnh được miêu
tả thật bình yên. Chỉ khi đất nước thái bình thịnh trị thì hoàng đế của đất nước đó mới có tâm trí thả hồn thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên như vậy. Với ngòi bút miêu tả chân thực, phong cảnh hiện lên gần gũi mà thơ mộng. Ở đó có trăng, có nước, có sâm cầm, cùng với đó còn có sen mùa hạ ngát hương. Còn thú vui nào hơn là thú vui được hòa mình cùng thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, tận hưởng cảm giác bình yên từ trong tâm.
Không chỉ ca ngợi phong cảnh thiên nhiên đất nước, ngòi bút của Lê Thánh Tông còn phác học bức tranh cuộc sống bình yên, phát triển của đất nước. Trong truyện Hai
gái thần, tác giả đã vẽ thành công bức tranh hiện thực ấy. Nói như vậy, ai chưa đọc
truyện này sẽ thấy sự mâu thuẫn giữ nhận định ấy với nhan đề đầy thần kì của truyện. Nhưng đọc rối sẽ thấy, tác giả có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố hiện thực và thần kì. Đọc câu văn cụ thể sau người đọc sẽ thấy lời nhận xét trên quả không sai. Truyện viết: “Hồi ấy là năm thứ 4 niên hiệu Thuận Thiên. Sau khi đại định, khách bộ hành sung sướng được đi trên đường sá của ta, người buôn bán vui mừng được bày
hàng hóa ở chợ của ta. Thượng kinh là nơi đô hội” [34, tr.39]. Những câu văn ấy như
đưa người đọc được trở về thế kỉ XV, đất nước được hòa bình, phát triển, nhân dân no ấm. Câu văn như vẽ lên bức tranh hòa bình, yên ấm của đất nước. Cảm xúc vui sướng như lắng đọng trên từng câu chữ. Có thể nói đây là niềm vui nào lớn của nhà vua khi chứng kiến cảnh nhân dân mình được làm chủ đất nước và hưởng một cuộc sống thanh bình.
Như vậy có thể thấy cảnh đất nước thái bình thịnh trị là một trong những biểu hiện của đề tài ca ngợi minh quân. Hình ảnh ấy góp phần làm nổi bật vị thế của Lê Thánh Tông, một vị minh quân đã tạo ra một thời đại thái bình thịnh trị, dân chúng được sống trong bình yên, hạnh phúc, no ấm. Tác phẩm là một đóng góp lớn của Lê Thánh Tông trong việc thể hiện đề tài mới mẻ này trong thể loại truyền kì của văn học trung đại Việt Nam.
42