7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Hình tượng người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền hậu, chung thủy, hiếu thảo, giàu
giàu đức hi sinh và lòng vị tha nhưng phải chịu những bi kịch éo le, ngang trái.
Đến Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ một lần nữa người đọc được gặp lại hình
tượng người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền hậu, chung thủy, hiếu thảo, giàu đức hi sinh và lòng vị tha nhưng phải chịu những bi kịch cuộc đời đầy ngang trái. Người đọc không khỏi rơi nước mắt trước cuộc đời truân chuyên và bất hạnh của họ. Những người phụ nữ yếu ớt ấy cứ thế liên tiếp đón nhận những bão táp phong ba của cuộc đời.
Chắc hẳn, người đọc vẫn còn ám ảnh bởi số phận đau thương của nàng Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Nhà văn giới thiệu về Vũ Nương bằng những lời chân thực và ngợi ca: “Vũ Thị Thiết, người
con gái quê ở Nam Xương. Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp” [7,
tr.194]. Vì yêu mến dung hạnh, chàng Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lạng vàng để cưới về. Người con gái ấy, sau khi làm vợ Trương Sinh, “luôn giữ gìn khuôn phép,
không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” [7, tr.194]. Nguyễn Dữ đã chú ý
khắc họa những chi tiết nhằm tôn vinh vẻ đẹp của Vũ Nương. Đó cũng là vẻ đẹp của Vũ Nương nói riêng và cũng là những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, người phụ nữ xinh đẹp, nết na ấy đã phải trải qua những khổ đau, bất hạnh. Sau khi cưới “hương lửa đương nồng”, Trương Sinh phải tòng quân ra trận tham gia cuộc chiến tranh phong kiến. Khi tiễn chồng, nàng nói: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn hầu trở về,… Chỉ xin ngày về mang theo hai chữ
bình yên về nhà, thế là đủ rồi” [7, tr.194-195]. Như vậy có thể thể, Vũ Nương cũng như
bao người phụ nữ đâu mong ước cao sang, đâu ước chồng khăn gấm trở về mà chỉ cần hai chữ “bình yên”, mong gia đình sớm được đoàn viên, hạnh phúc. Đó là tất cả tình cảm chân thành, khát khao hạnh phúc lứa đôi của những người phụ nữ nói chung.
57
Nguyễn Dữ đã thấu hiểu sâu sắc tâm tình của những người vợ trong cảnh ly biệt. Chồng vừa đi chưa bao lâu, vì nhớ thương con trai, mẹ chồng đổ bệnh, Vũ Nương chăm sóc mẹ tận tình chu đáo. Khi bà qua đời, nàng lo ma chay như với cha mẹ đẻ. Đó cũng là tấm lòng hiếu thảo của người con dâu với mẹ. Vũ Nương đã làm tròn bổn phận của người con. Sau khi mẹ chồng qua đời, nàng một minh nuôi con chờ chồng. Vì không muốn con mình thiếu tình cha nên hằng đêm Vũ Nương thường chỉ cái bóng mình trên tường mà nói với con đấy là cha của bé. Chú bé Đản ngây thơ cũng tin đó là cha mình. Bi kịch oan khuất của Vũ Nương cũng bắt đầu từ đây. Khi Trương Sinh trở về, qua câu chuyện với đứa con, Trương Sinh cho rằng Vũ Nương thất tiết nên đã đánh mắng nàng và đuổi đi, không chịu nghe một lời giải thích. Quá đau đớn uất ức vì bị vu oan, nàng đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Vũ Nương phải chết trong oan ức. Bi kịch của Vũ Nương là bi kịch chung của biết bao nhiêu người phụ nữ trong xã hội xưa. Cuộc đời của Vũ Nương đã được nhà văn ghi lại từng chi tiết bằng tất cả tình cảm thương yêu, trân trọng với người phụ nữ xinh đẹp, có nhân phẩm, trung hiếu vẹn toàn.
Cũng giống với nhân vật Vũ Nương, Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở
Khoái Châu cũng là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, thùy mị, chung thủy, tiết nghĩa. Lấy
chồng khi còn rất trẻ nhưng nàng “khéo biết cư xử với họ hàng rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền” [7, tr.22]. Nhà văn không trực tiếp khen ngợi nhân vật của mình mà để khách quan, nhà văn mượn lời
“người ta” để ca ngợi Nhị Khanh. Chồng nàng là Trọng Quỳ, con một gia đình khá giả,
thường chơi bời lêu lổng. “Nhị Khanh thường phải ngăn gián. Chàng tuy không nghe
nhưng cũng rất kính trọng” [7, tr.23]. Nhị Khanh biết cách cư xử và được chồng yêu
mến và trân trọng. Qua chi tiết này, nhà văn đã cho thấy vẻ đẹp nhân cách của nhân vật Nhị Khanh. Khi người chồng vương vấn không muốn theo giúp cha đến nhận chức ở một nơi xa, nàng hết lòng khuyên chồng: “Nay nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị người ta ghen ghét, không để ở lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử …chả lẽ đành để cha ba đào muôn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mán, sớm hôm săn sóc, không kẻ đỡ đần thay? Vậy chàng nên chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu dám đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo. Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng bận lòng đến chốn hương
khuê” [7, tr.23]. Trong câu nói của Nhị Khanh chứa đựng tấm lòng hiếu thảo, đức hi
sinh của người con dâu với cha chồng, của người vợ với chồng. Không chỉ có vậy sau khi chồng đi, cha mẹ nàng lần lượt qua đời, nàng lo ma chay chu đáo và chung thủy
78
người gặp mặt. Cuối cùng, sau hành động “gieo gió” của mình, hắn đã “gặp bão” và bị trừng trị thích đáng. Đó quả thực là kết cục xứng đáng của viên quan tàn ác này.
Chuyện đối tụng ở Long cung phê phán những việc làm xấu xa, bỉ ổi của thần
Thuồng luồng. Hắn vốn là người có công lao được vua thủy cung cho giữ chức quan cai quản một phương. Tuy vậy hắn ham mê sắc đẹp đã cướp vợ của quan thái thú họ Trịnh. Khi bị đức vua định tội hắn vẫn chối quanh: “Kẻ kia ở trên trần, tiểu thần ở dưới nước, mỗi người một ngả có can thiệp gì đến nhau. Vậy mà hắn buông lời phao vu để hãm hại người vô tội. Nếu bệ hạ tin nghe lời hắn thì triều đình mắc sự lừa dối mà tiểu
thần chịu tội mập mờ…” [7, tr.81]. Hắn đã lộ rõ sự giảo hoạt của mình. Cuối cùng, vua
cho gọi Dương thị ra đối chứng, hắn phải chịu tội: “Không ngờ thằng giặc kia gian hoạt đến như thế. Bên trong thì làm sự dâm dật, mặt ngoài thì già họng chối cãi. Việc ấy nỡ làm thì dù đem xử tử cũng không đáng tiếc” [7, tr.81].
Trong lời bình cuối truyện, Nguyễn Dữ tiếp tục nhấn mạnh: “Than ôi, chống được ách lớn thì thờ, cản được nạn lớn thì thờ, đó là phép cúng tế. Hưởng sự cúng tế ấy thì phải cố danh tư nghĩa, đâu có lẽ nhận sự thờ cúng lại còn đi làm tai làm họa cho người. Thế thì cái tội của vị thần Thuồng luồng chỉ phải bị tù đày thôi sao, Quảng Lợi vương dụng hình như thế, thật là chưa đáng. Tất phải làm như Hứa Tốn, Thứ Phi mới là cái việc thú vị được. Cho nên Địch Nhân Kiệt khi làm tuần phủ Hà Nam tâu xin phá huỷ đến một nghìn bảy trăm toà đền thờ không xứng đáng, thật là phải lắm!” [7, tr.83]. Tác giả đã thể hiện sự phẫn nộ trước việc làm của vị thần Thuồng luồng. Hắn ăn bổng lộc của dân nhưng lại có hành vi dâm dục, khiến nhân dân gia đình sống trong khổ đau, vợ chồng chia cắt li tán. Đó là hành vi thật đáng lên án, trừng trị.
Viên quan họ Hoàng trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang tình cờ gặp người con gái bên sông đã đem lòng yêu mến và vội kết duyên vợ chồng dù chưa rõ gốc tích của cô gái để rồi đến nỗi yêu quái làm cho mê dại, may được kịp thời cứu thoát. Có thể thấy nhân vật nho sĩ này thiếu ý chí và bản lĩnh lại ham mê sắc đẹp nên đã bị trừng phạt xứng đáng.
3.2.2.2. Hình tượng người trí thức không tu tâm tích đức,ăn chơi hưởng lạc
Không dừng lại ở sự tha hóa của trí thức đương thời, nhà văn còn dựng lên hình tượng người trí thức không tu tâm tích đức, chơi bời lêu lổng, sống dựa dẫm vào gia thế. Trọng Quỳ trong truyện Người nghĩa phụ ở Khoái Châu là một nhân vật như thế. Trọng Quỳ được giới thiệu “Trọng Quỳ lớn lên, sinh ra chơi bời lêu lổng… Năm chàng
79
20 tuổi, nhờ phụ ấm được bổ làm một chức ở phủ Kiến Hưng” [7, tr.22]. “Sinh quen
thói phóng đãng, thuộc tính chơi bời, về nhà ít lâu rồi nết cũ lại đau đóng đấy, hằng ngày cùng lái buôn là Đỗ Tam bê tha lêu lổng. Sinh thích Đỗ tiền nhiều. Đỗ thì ham
sinh có vợ đẹp” [7, tr.29]. Sinh sa đà vào những canh bạc. Nhị Khanh khuyên bảo
cũng không nghe. Sau canh bạc cuối cùng gán Nhị Khanh. Nhị Khanh đau đớn, uất ức đã tự vẫn chết. Trọng Quỳ góa vợ, rất ăn năn tội lỗi của mình, sống trong nghèo đói: “sinh kế ngày một cùng quẫn, ăn bữa sớm, lo bữa tối, phải đi vay quanh của mọi
người hàng xóm” [7, tr.32]. Trước sự chơi bời, đánh mất lương tâm của mình, Trọng
Quỳ đã nhận được bài học thích đáng. Lời bình cuối truyện, người viết đã mắng Trọng Quỳ quả không oan chút nào: “Có người vợ như thế mà để cho phải hàm oan một
cách ai oán, Trọng Quỳ thật là tuồng chó lợn” [7, tr.34]. Lời bình cũng nhắc đến tư
tưởng của người nam nhi một thời đó là đã là nam nhi sinh ra ở trong trời đất này phải có chí khí, bản lĩnh và “tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Ở lời bàn cuối truyện thật xác đáng “Muốn tề được nhà, phải trước tự sửa mình lấy chính, khiến cho không thẹn với
vợ con, ấy là không thẹn với trời đất” [7, tr.34]. Qua nhân vật Trọng Quỳ, nhà văn đã
hướng ngòi bút vào đối tượng những nho sĩ tha hóa, ham chơi, đánh mất lương tâm con người và những đối tượng như thế không thiếu trong xã hội đương thời.
Trong “Truyện kì ngộ ở Trại Tây”, lăng kính của nhà văn đã phản chiếu hình ảnh những kẻ sĩ không chịu học hành, không chịu tu tâm dưỡng tính, sa đà dâm dục, đánh mất hình ảnh của trí thức nho sĩ không hề hiếm trong xã hội bấy giờ. Nhân vật Hà Nhân, người học trò đến thành thị để dùi mài kinh sử nhưng khi gặp hai cô gái xinh đẹp, chàng đã mải mê ong bướm, trễ nải việc học. Chàng “không mần ngơ được”, “đứng lại trò chuyện lân la”, rủ rê hai ả đến chơi chỗ trọ của mình, chuyện trò đằm thắm” , “khuyên
lơn dịu ngọt” [7, tr.54-55] và “Sinh mượn tiếng du học nhưng bút nghiên chí nản, son
phấn tình nồng” [7, tr.67]. Như vậy có thể thấy được, người trí thức này đã bị khuất phục trước cám dỗ cuộc đời, thiếu ý chí, sống buông thả. Lời bình cuối truyện càng cho thấy rõ được điều đó: “Chàng họ Hà lòng trẻ có nhiều vật dục, cho nên loài kia mới thừa cơ quyến rũ. Nếu không thì những giống nguyệt quái hoa yêu, mê hoặc sao được,… Kẻ sĩ gánh cặp đến học ở Trường An, tưởng nên chăm chỉ về học nghiệp, tuy không dám mong đến được chỗ vô dục nhưng giá gắng tiến được đến chỗ quả dục thì tốt lắm!” [7, tr.73]. Bởi vậy, người trí thức cần có bản lĩnh, có ý chí để vượt qua những cám dỗ tầm thường. Qua nhân vật Hà Nhân, nhà văn muốn gửi đến những kẻ sĩ đương thời bài học làm người vô cùng sâu sắc.
80
Qua Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã thể hiện thành công mảng đề tài người trí
thức trong xã hội phong kiến. Với đề tài này, người đọc được ngắm nhìn bức phác họa của nhà văn về những con người được học sách thánh hiền, làu thông kinh sử. Tuy vậy, bức tranh ấy có những mảng màu sáng, tối và như một quy luật muôn đời tranh tối tranh sáng vẫn tồn tại, tuy nhiên nếu con người mạnh mẽ, bền gan vững chí vượt qua mọi cám dỗ, chắc chắn người trí thức sẽ không bao giờ sa vào mảng tối của bức tranh đó. Những người nho sĩ có phẩm chất tốt đẹp luôn phải đối mặt với thử thách, khó khăn và phải kiên cường, mạnh mẽ mới có thể đứng vững như cây tùng, cây bách, trong sạch ngay thẳng như trúc, như mai. Còn những kẻ nịnh hót, toan tính, dâm dục vẫn cứ vươn cao như cỏ dại tuy vậy nhà văn đã xây dựng tình tiết có báo ứng bởi vậy mà những kẻ xấu xa ấy đã bị trừng trị. Tuy nhiên, qua hình tượng những nho sĩ ẩn dật hay nho sĩ chìm đắm trong lạc thú tình yêu, Nguyễn Dữ cũng đã phản ánh sự phân hóa trong tầng lớp nho sĩ đương thời cũng như sự rạn nứt của tư tưởng Nho giáo trong xã hội. Chính vì thế đề tài người trí thức cũng là một trong những đề tài thể hiện tính hiện thực cao của tác phẩm Truyền kì mạn lục.
3.3. Đề tài phê phán đả kích hiện thực tiếp tục được phát triển
“Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” (Banlzac). Thế kỉ XVI với
những đổi thay, biến động khủng hoảng về chính trị, xã hội rối ren đã trở thành đề tài trong sáng tác của Nguyễn Dữ. Bằng cảm quan hiện thực, tấm lòng yêu người, yêu nước sâu sắc, nhà nho ưu thời mẫn thế Nguyễn Dữ đã dùng ngòi bút ghi lại một thời kì đen tối trong lịch sử. Truyền kì mạn lục có 20 truyện trong đó có đến 17/20 (chiếm 85% ) truyện tập trung phản ánh hiện thực đen tối này.
Cảm hứng thế sự là một trong những nội dung lớn của văn học Việt Nam thời trung đại. Văn học đi sâu phản ánh, ghi lại “những điều trông thấy” để đả kích phê phán hiện thực. Trong Thánh Tông di thảo, hoàng đế Lê Thánh Tông đã bước đầu có sự ghi lại thực tế đời sống xã hội với những tệ trạng bất công. Tuy nhiên bức tranh hiện thực xã hội phải đến Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ mới được phản ánh một cách thật sự sâu sắc, sống động và giàu tính hiện thực.
3.3.1. Hình tượng hôn quân bạo chúa
Có thể nói trong đề tài đả kích phê phán hiện thực cần phải nhắc đến hình tượng vua chúa hôn quân vô đạo đầu tiên. Đó là những kẻ đứng đầu và lãnh đạo đất nước thế nhưng chúng lại đè đầu cưỡi cổ nhân dân, bóc lột, dối trá, lừa lọc nhân dân đẩy nhân dân vào tình cảnh bi thảm. Còn đâu hình bóng vị vua anh minh, yêu dân như con, chăm
81
lo cho đời sống nhân dân như trong Thánh Tông di thảo. Nếu trong Thánh Tông di thảo
ca ngợi hình tượng bậc minh quân tài năng sáng suốt, chăm lo cho dân cho nước thì trong Truyền kì mạn lục lại là những tên hôn quân vô đạo. Lịch sử xã hội thay đổi, nhà văn không thể sống trong hoài niệm quá khứ. Thực tế xã hội đã thôi thúc nhà văn chân chính cầm bút. Nguyễn Dữ cũng là nhà văn như thế.
Trong Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na, tác giả tố cáo Hồ Hán Thương: “Ông ấy nói thường dối trá, tính nhiều tham dục, đem hết sức dân để dựng cung Kim Âu, dốc cạn của kho để mở phố Hoa Nhai, hao phí gấm là, vung vãi châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đút là xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ dâng lời ngay thì giết, kẻ nói điều nịnh thì thưởng; lòng dân động lay, nên đã xảy việc quân sông Đáy, cõi bờ chếch mếch, nên đã mất đất Cổ
Lâu… Vậy mà các kẻ đình thần trên dưới theo hùa trước sau nối vết” [7, tr.158-159].
Lời nói thể hiện thái độ căm phẫn của tác giả trước bọn vua chúa buôn quan bán ngục, coi mạng người như cỏ rác còn đâu những chính sách vì dân, vì nước, dùng nhân nghĩa để trị nước, đem lại nền thái bình.
Trong “Câu chuyện ở đền Hạng Vương”, tác giả cũng đã thẳng thắn, mạnh mẽ, cứng cỏi phê phán chính sách bạo lực của Hạng Vũ: “Nhà vua chỉ lấy quát thét làm oai, lấy cương cường làm đức. Chém Tống Nghĩa là một tướng mạnh, vô quân đến đâu! giết