7. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Hình tượng hôn quân bạo chúa
Có thể nói trong đề tài đả kích phê phán hiện thực cần phải nhắc đến hình tượng vua chúa hôn quân vô đạo đầu tiên. Đó là những kẻ đứng đầu và lãnh đạo đất nước thế nhưng chúng lại đè đầu cưỡi cổ nhân dân, bóc lột, dối trá, lừa lọc nhân dân đẩy nhân dân vào tình cảnh bi thảm. Còn đâu hình bóng vị vua anh minh, yêu dân như con, chăm
81
lo cho đời sống nhân dân như trong Thánh Tông di thảo. Nếu trong Thánh Tông di thảo
ca ngợi hình tượng bậc minh quân tài năng sáng suốt, chăm lo cho dân cho nước thì trong Truyền kì mạn lục lại là những tên hôn quân vô đạo. Lịch sử xã hội thay đổi, nhà văn không thể sống trong hoài niệm quá khứ. Thực tế xã hội đã thôi thúc nhà văn chân chính cầm bút. Nguyễn Dữ cũng là nhà văn như thế.
Trong Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na, tác giả tố cáo Hồ Hán Thương: “Ông ấy nói thường dối trá, tính nhiều tham dục, đem hết sức dân để dựng cung Kim Âu, dốc cạn của kho để mở phố Hoa Nhai, hao phí gấm là, vung vãi châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đút là xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ dâng lời ngay thì giết, kẻ nói điều nịnh thì thưởng; lòng dân động lay, nên đã xảy việc quân sông Đáy, cõi bờ chếch mếch, nên đã mất đất Cổ
Lâu… Vậy mà các kẻ đình thần trên dưới theo hùa trước sau nối vết” [7, tr.158-159].
Lời nói thể hiện thái độ căm phẫn của tác giả trước bọn vua chúa buôn quan bán ngục, coi mạng người như cỏ rác còn đâu những chính sách vì dân, vì nước, dùng nhân nghĩa để trị nước, đem lại nền thái bình.
Trong “Câu chuyện ở đền Hạng Vương”, tác giả cũng đã thẳng thắn, mạnh mẽ, cứng cỏi phê phán chính sách bạo lực của Hạng Vũ: “Nhà vua chỉ lấy quát thét làm oai, lấy cương cường làm đức. Chém Tống Nghĩa là một tướng mạnh, vô quân đến đâu! giết Tử Anh là người đã hàng, bất võ quá lắm! Hàn Sinh vô tội mà bị luộc, hình pháp trái
thường; A Phòng vô cố mà bị thiêu, hung uy quá tệ” [7, tr.17]. Đó quả là chính sách vô
nhân đạo mà tác giả gọi là những việc làm “táng bại”, trái với lòng người của kẻ đứng đầu đất nước, coi thường tính mạng của người khác. Cách nói thể hiện thái độ phẫn uất của nhà văn trước tên hôn quân vô đạo này.
Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang mượn lời của vượn và cáo trong bộ dạng của tú
tài họ Viên và xử sĩ họ Hồ để kịch liệt đả kích hành động bạo ngược của Trần Phế Đế:
“đương mùa hạ mà giở những công việc khổ dân là không phải thời, giày trên lúa để thỏa cái ham thích săn bắn không phải chỗ, quanh đầm mà vây, bọc núi mà đốt, không phải lễ” [7, tr.17]. Lời lẽ của nhân vật hay chính là thái độ của tác giả rất gay gắt trước việc làm của vua Trần.
Không chỉ có vậy, hai nhân vật còn lên án chuyện nhà vua không lo chống giặc, bảo vệ bình yên cho đất nước lại hành quân lên rừng săn bắn khiến Hồ Quý Ly cứng họng không thể nói thêm được gì:“Hiện nay thánh hóa chưa khắp, bờ cõi chưa yên: Bồng Nga là con chó dại, cắn càn ở Nam phương, Lý Anh là con hổ đói, gầm thét ở Tây
82
Bắc. Ngô Bệ ngông cuồng, tuy đã tắt, Đường Lang lấm lét vẫn còn kia, sao không giương cái cung thánh nhân, tuốt lưỡi gươm thiên tử, lấy nhân làm yên khấu, lấy nghĩa làm chèo lái, lấy hào kiệt làm nanh vuốt, lấy trung tín làm giáp trụ, cẩn thận lồng cũi để giá ngự những tướng khó trị, sửa chuốt cung tên để dọa nạt những nước bất phục, tóm bắt giặc gãi, đóng cũi giải về, khiến cho gần xa quang sạch. Cớ sao bỏ những việc ấy không làm, lại đi lẩn quẩn ở công việc săn bắn, dù có được chim muông như núi,
chúng tôi cũng lấy làm không phục” [7, tr.188-189]. Mượn lời nhân vật, nhà văn đã đi
sâu phản ánh từng gương mặt của hôn quân vô đạo.Những hình ảnh ấy gợi nhớ đến Lê Uy Mục, Lê Tương Dực khét tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Lê Uy Mục rượu chè, cờ bạc, xa hoa lại có sở thích chém giết, cuối cùng bị ép uống thuốc độc mà chết. Còn Lê Tương Dực hay còn gọi là vua lợn sống xa xỉ, dâm dục cuối cùng cũng bị giết chết.
Không phải tự nhiên những tên hôn quân bạo chúa ấy bước vào vào trang viết của Nguyễn Dữ mà bởi những hình ảnh của bọn chúng đã ám ảnh, day dứt nhà văn để cuối cùng nhà văn buộc phải đưa họ vào trang viết của mình. Có như vậy, tác giả mới trút được tất cả nỗi căm giận, phẫn uất trước trước những tên hôn quân vô đạo này.
Cũng trong Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu, mượn lời của nhân vật Nhị Khanh nhà văn đã lên án: “Nhà nước từ ngày họ Nhuận Hồ tiếm vị, ngày tháng hoang chơi, triều chính đổ nát, họa loạn sẽ xảy ra chỉ trong sớm tối…” [7, tr.123]. Lời nói của nhân vật đã nhắc đến triều chính, hôn quân chỉ biết ăn chơi hưởng lạc. Đó là một thực tế tồn tại trong xã hội đương thời. Thông qua ngôn ngữ nhân vật, nhà văn đã thẳng tay lên án bọn hôn quân không làm tròn bổn phận, trách nhiệm với dân với nước mà thậm chí còn giẫm đạp trên mồ hôi, xương máu của nhân dân để ăn chơi hưởng lạc. Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm với nỗi đau đó của nhân dân, đứng về phía nhân dân để lên án, tố cáo thế lực thống trị tàn bạo đã chà đạp quyền sống của con người. Truyền kì mạn lục đã thể hiện sâu sắc vấn đề này.