Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của trường THCS Đa Tốn

Một phần của tài liệu 274 HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG (Trang 37 - 41)

II. Quá trình hình thành và phát triển của Trường THCS Đa Tốn.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của trường THCS Đa Tốn

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

Ghi chú

Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ tham mưu, phối hợp

Ban lãnh đạo Nhà trường gồm: 01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng Nhiệm vụ của từng bộ phận trong đơn vị :

1. Hiệu trưởng: Hiệu trưởng trường trung học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường trung học công lập.

2. Phó hiệu trưởng: Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường công lập.

3. Hội đồng trường:

a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học;

b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; d) Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

4. Hội đồng thi đua khen thưởng:

Hội đồng thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.

5. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường trung học lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.

Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong trường tiểu học theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục.

6. Tổ chuyên môn :

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;

b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.

7. Tổ văn phòng :

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường;

b) Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định;

c) Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

d) Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; e) Lưu trữ hồ sơ của trường

8. Phòng y tế: Làm nhiệm vụ quản lý các dụng cụ y tế, khám bệnh và kê thuốc cho học sinh trong trường hợp ốm đột xuất, là nơi nghỉ ngơi cho giáo viên và học sinh trong trường khi mệt mỏi, ốm.

9. Thư viện: Thực hiện chức năng quản lý công tác thông tin - thư viện của Nhà trường, khai thác, bổ sung, quản lý và phát triển nguồn lực thông tin của Thư viện, tổ chức, quản lý và phát triển các dịch vụ thông tin – tư liệu trong Thư viện, quản lý, vận hành trang thiết bị và hệ thống thông tin số của thư viện, nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ và các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến vào hoạt động thư viện.

10. Hội cha mẹ học sinh: Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, giúp đỡ học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, tàn tật.

11. Bảo vệ: Tổ chức công tác bảo vệ, giữ vững trật tự trị an, ngăn ngừa kẻ gian xâm nhập, giữ gìn tài sản tập thể và cá nhân trong trường, tổ chức phối hợp cùng với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn và phát hiện kịp thời các hành vi phạm pháp, tệ nạn xã hội xảy ra trong khu vực trường, phối hợp cùng các đơn vị khác trong trường nhắc nhở mọi người đến trường thực hiện các quy định nhằm giữ vững kỷ cương nề nếp. Đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo trật tự trị an kỷ cương trường lớp.

Một phần của tài liệu 274 HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG (Trang 37 - 41)

w