Công ty Cổ phần ECO Capital
Để nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm, công ty đặt ra những yêu cầu khá nghiêm ngặt trong từng khâu sản xuất. Đối chất lượng sản phẩm, công ty yêu cầu tỷ lệ sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất đối với rèn dập ≤ 0.9%; đối với kỹ thuật ≤ 0.28%; cải thiện chất lượng sơn: tỷ lệ sai hỏng (NG)về 0; tỷ lệ sản phẩm hỏng đến tay khách hàng ≤ 80% tỷ lệ cho phép và luôn thỏa mãn nhu cầu đối với khách hàng. Bên cạnh đó, công ty đề xuất nhập thêm máy móc công nghệ sản xuất mới theo hướng chất lượng và bảo vệ môi trường, yêu cầu đáp ứng phát triển các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng kể cả sản phẩm đó cần có độ chính xác và phức tạp hơn. Điều này vừa giúp công ty nỗ lực cải thiện chuyên môn, vừa đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng..
Đặc biệt công ty đã chỉ ra công việc cụ thể như sau: Năm 2020 phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu. Dựa trên tình hình kinh doanh thực tế trong những năm qua và dự báo của tình thị trường tiêu thị nước ngoài thì phương hướng kinh doanh này đề ra là rất khả thi.
Đánh giá mục tiêu, phương hướng và kết quả đạt được trong 3 năm gần nhất cho thấy các chỉ tiêu và Công ty đều đạt hoặc vượt kế hoạch chứng tỏ Công ty đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và thực hiện đúng đắn ra kế hoạch mục tiêu, những kế hoạch này đã đảm bảo sự chính xác linh hoạt, có tính khả thi, phù hợp với khả năng của mình. Tại báo cáo tổng kết cuối năm 2020, Công ty
đã đề ra phương hướng hoạt động cho năm 2021, nếu hoạt động kinh doanh tốt sẽ tạo đà phát triển cho những năm sau: như vươn lên giành thị phần, đưa kim ngạch nhận khẩu tăng, qua đó tăng lợi nhuận.
Công ty đã chỉ ra công việc cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu tài chính dự kiến trong năm 2021
Đơn vị: tỉ VNĐ
Công ty đã chỉ ra những phương hướng cụ thể như sau:
- Về quan hệ kinh doanh: Củng cố mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm nguồn cung gỗ mới, nhà cung cấp mới.
- Về loại hình xuất khẩu: Trong năm 2021, công ty sẽ chú trọng hơn tới việc đẩy mạnh xuất khẩu để tăng nhanh hơn lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu đồng thời cũng gia tăng doanh thu từ hoạt động này.
- Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Tăng tỷ trọng của nhóm xuất khẩu gỗ vì lượng khách hàng của công ty cho mặt hàng này ngày càng tăng cao.
- Về thị trường kinh doanh: Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu, thị trường kinh doanh là thị trường nước ngoài. Định hướng và mục tiêu phát triển sẽ là:
Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực: cơ cấu lao động của Công ty có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 70%, khá cao nhưng cũng đòi hỏi công ty cần có những biện pháp để nâng cao trình độ nhân viên trước yêu cầu ngày càng cao về hiệu quả hoạt động kinh doanh đặc biệt lại là lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu trong thời buổi hội nhập. vì thế Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh việc đào tạo thêm chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ thứ 2 cho người lao động để nâng cao trình độ người lao động đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của sự phát triển của Công ty hiện nay và sau này.
- Về cơ cấu sử dụng vốn: Tiêu thụ hết hàng tồn kho, thu hồi công nợ, trực tiếp đòi nợ để đảm bảo đủ vốn hoạt động. Trong hoạt động xuất khẩu, phấn đấu quay nhanh vòng vốn, không để công nợ dây dưa kéo dài.
Mục tiêu của công ty trong thời gian tới:
Cũng như tất cả các Công ty xuất khẩu khác đang hoạt động. Mục tiêu trong thời gian tới của Công ty là đảm bảo ba yếu tố cơ bản: khả năng sinh lời (lợi nhuận), thế lực và an toàn trong kinh doanh.
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của các nhà kinh doanh và các doanh nghiệp. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất trong các chỉ tiêu, nó thể hiện kết quả kinh doanh của công ty và hiệu quả của mục tiêu, phương hướng mà công ty đã đề ra. Chỉ khi nào tạo ra được lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh thì mới có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô và tăng hiệu quả, năng suất lao động của đội ngũ nhân viên. Trong điều kiện hiện nay, các công ty muốn có lợi nhuận và nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh thì ngoài nỗ lực của công ty thì cần phải có sự quan tâm của cấp trên, sự hỗ trợ lẫn nhau giũa các công ty cũng như Nhà nước cần đưa ra một cơ chế quản lý phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các công ty có thể phát huy tối đa khả năng của mình.
Mặt khác, việc đảm bảo thế lực trong kinh doanh cũng là một vấn đề cần thiết trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Thế lực trong kinh doanh là sự chiếm lĩnh thị trường, tỷ trọng chiếm lĩnh thị trưòng, mở rộng thị trường mục tiêu. Thể hiện trong kinh doanh của Công ty ở hai điểm: Sự tăng trưởng của số lượng hàng hóa (tính trong doanh số) và thị trường mà Công ty có khả năng liên doanh liên kết ở mức độ phụ thuộc của các Công ty khác trên thị trường vào Công ty mình và ngược lại. Thể hiện trong kinh doanh của mỗi Công ty ở đây còn là vai trò và sức mạnh cạnh tranh của các Công ty trên thương trường đối với các đối thủ cạnh tranh. Đó là sự liên kết về tổ chức và việc hình thức một hệ thống công nghệ thống nhất trong kinh doanh. Thêm nữa, trong kinh doanh cần phải đảm bảo an toàn, nhất là trong kinh doanh xuất khẩu, một hình thức kinh doanh chứa nhiều rủi ro. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu diễn ra trên một không gian rộng lớn vì vậy nó luôn chứa đựng những tiềm năng mạo hiểm, mặc dù đã tính toán kỹ lưỡng nhưng Công ty cũng không thể dự kiến hết được những phức tạp của thị trường và những yếu tố bất ngờ có thể xẩy ra. Công ty cần tìm ra một khu vực an toàn, đó là những khu vực có độ ổn định về chính trị cao, những lĩnh vực mà Công ty có tiềm năng, có thế mạnh lớn - mục tiêu kinh doanh là hạn chế những xung đột trong khi phân phối, nhầm lẫn về địa chỉ tiếp thị, thường chậm trễ về thời cơ, lãng phí về tài chính, vật chất trong đầu tư, thường thiếu hụt, thừa về vật tư so với dung lượng thị trường mục tiêu. Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn chống lại nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào một sản phẩm, một thị trường Công ty thường thực hiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm nhập khẩu để tránh rủi ro trong kinh doanh