Nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng

Một phần của tài liệu 218 THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN TIÊN PHONG CHI NHÁNH TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH (Trang 39 - 41)

Tuỳ vào từng dự án, mỗi yếu tố thẩm định có thể khác nhau, nhưng nhìn chung phải thẩm định được các yếu tố sau đây:

a. Thẩm định hồ sơ pháp lý

Đây được xem là khâu thẩm định quan trọng, là điều kiện cần để đưa ra quyết định cấp tín dụng cho dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Việc thẩm định hồ sơ pháp sẽ chịu sự điều chỉnh của nhiều luật nên cần xem xét, rà soát các hồ sơ pháp lý bằng cách nghiên cứu kỹ các luật có liên quan:

- Rà soát xem hồ sơ pháp lý được phê duyệt bởi cơ quan có đủ thẩm quyền pháp lý hay không?

- Nội dung hồ sơ pháp lý có phù hợp với các luật hay không? (về diện tích của dự án, giấy phép quy hoạch có phù hợp với luật hay không?...)

- Quy định phê duyệt chủ trương đầu tư có phù hợp hay không?

- Các vấn đề liên quan đến thiết kế bản vẽ cơ sở, phòng cháy chữa cháy,... - Quyết định về sử dụng đất, Luật quy hoạch 1/500 và 1/2000, Luật xây dựng,

Luật bảo vệ môi trường,…

b. Thẩm định mặt kỹ thuật của dự án

Đây được nhận xét là một khâu khá phức tạp bởi đối với các dự án thuộc các ngành khác nhau thì các yếu tố kỹ thuật của dự án là khác nhau. Chính vì vậy, thông thường việc thẩm định mặt kỹ thuật của dự án sẽ được đánh giá dựa trên cơ sở kết quả thẩm định của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền, các cơ quan thẩm định dự án. Từ đó, dẫn chiếu trong báo cáo thẩm định như phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, phê duyệt kết quả phòng cháy chữa cháy,…. Nếu như cơ quan nhà nước hay các cơ quan thẩm định dự án có thẩm quyền kiến nghị dự án đầu tư đó thiếu nội dung kỹ thuật nào, nội dung nào chưa được hoàn thiện thì về phía ngân hàng sẽ có kiến nghị cho khách hàng và yêu cầu khách hàng phải hoàn thiện nội dung đó.

c. Thẩm định quy mô, công nghệ , thiết bị dự án

Việc thẩm định về vấn đề này cần xem xét đánh giá toàn bộ các tiêu chuẩn về công nghệ và các thiết bị được sử dụng trong dự án có đảm bảo với sự phù hợp của dự án công trình xây dựng hay không, công suất, giá cả, phương thức chuyển giao có phù hợp hay không?,…

- Xem xét các hạng mục về công nghệ xử lý nước thải, chất lượng đầu ra nước thải, cung cấp nước sạch, biện pháp vệ sinh bảo vệ môi trường của dự án có được triển khai phù hợp hay không?

- Các phương án thay thế, sửa chữa của dự án như thế nào?

- Vị trí xây dựng dự án có phù hợp về điện, giao thông, và các yếu tố khác có liên quan,...

d. Thẩm định nguồn cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào

- Đánh giá xem dự án có các phương án cung cấp nguyên vật liệu có tính khả thi không, có đảm bảo được khả năng cung ứng trong quá trình thực hiện dự án không?

- Nhà cung cấp nguyên vật liệu có kinh nghiệm hay không?

- Địa bàn đặt dự án có cung cấp được nguyên vật liệu sẵn có không, nếu không cần phải xem xét và đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong thực tế liên quan về số lượng, giá thành, điều kiện giao hàng, quy cách, chất lượng nguyên vật liệu,...

- Địa bàn có nguồn lao động sẵn có không, chất lượng lao động như thế nào? - Chủ đầu tư đứng ra quản lý hay thuê 1 đơn vị vận hàng, tổ chức thi công, kinh

nghiệm của đội ngũ này như thế nào, chủ đầu tư có kinh nghiệm không

Tất cả đều được đánh giá là cơ sở cho việc quyết định đến tỷ lệ cấp tín dụng, lãi suất cấp tín dụng cho khách hàng.

e. Thẩm định đầu ra của dự án

- Ở khâu này cần đánh giá xem khách hàng mục tiêu của dự án có phù hợp với định hướng phát triển của địa phương không?

- Giá bán của sản phẩm đầu ra đánh giá ở mức cáo hơn hay thấp hơn so với các sản phẩm tương tự.

- Các nhà đầu tư nào đang quan tâm tới dự án? (căn cứ vào vị trí thuận lợi, giá bán,…), định hướng ngành nghề của dự án.

f. Thẩm định tài chính dự án

- Đánh giá tổng vốn đầu tư: phải đánh giá sát với chi phí phát sinh, không được đánh giá quá cao hoặc đánh giá quá thấp so với các dự án tương đương - Đánh giá cơ cấu vốn (đánh giá nguồn vốn tự có hay nguồn vốn vay từ ngân

hàng hay các tổ chức tài chính)

- Đánh giá hiệu quả vốn bằng các chỉ tiêu: NPV, IRR, phân tích độ nhạy, điểm hòa vốn,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án: 1 dự án đem lại lợi ích cho chủ đầu tư và cho xã hội (đóng góp vào ngân sách quốc gia, tạo công ăn việc làm, sử dụng nguyên vật liệu trong nước,…) được ưu tiên tài trợ vốn nhiều hơn.

g. Thẩm định khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo

- Thẩm định khả năng trả nợ căn cứ vào báo cáo tài chính, cân đối thu chi để xác định độ tin cậy của dự án. Việc xác định thời gian cho vay và thời gian thu nợ căn cứ chủ yếu dòng tiền của dự án và kế hoạch dòng tiền trả nợ của dự án. Tuỳ lượng bán ra để lập kế hoạch thu nợ.

- Thẩm định tài sản đảm bảo: đây là yếu tố đảm bảo hạn chế rủi ro khi cấp vốn cho dự án, giảm thiểu khả năng mất vốn

Một phần của tài liệu 218 THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN TIÊN PHONG CHI NHÁNH TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH (Trang 39 - 41)