Thẩm định dự án đầu tư a Thẩm định hồ sơ pháp lý

Một phần của tài liệu 218 THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN TIÊN PHONG CHI NHÁNH TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH (Trang 43 - 65)

Đây được xem là khâu thẩm định quan trọng, là điều kiện cần để đưa ra quyết định cấp tín dụng cho dự án đầu tư của doanh nghiệp. Những căn cứ pháp lý để thực hiện đầu tư :

Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khóa XIV, thông qua kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020;

Luật đầu tư nước ngoài; Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH 10 ngày: 20/5/1998, Nghị định số 51/1999/NĐ.CP ngày: 08/7/1999 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước và Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/03/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung nghị định 51/1999/NĐ. CP;

Căn cứ Nghị định số: 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý Dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ nhu cầu của Doanh nghiệp.

Hồ sơ pháp lý của dự án ta cần thẩm định gồm:

- Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp: mst 3401175027 ngày 26/09/2018, tại SKH&DT tỉnh Bình Thuận

- Quyết định bổ nhiệm của HĐQT công ty cổ phần bê tông Bình Thuận: số 02/QĐ/HĐQT ngày 14/09/2020

- Quyết định chủ trương đầu tư của uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận: số 2909/QĐ-UBND ngày 26/10/2018

- Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Bình Thuận số 211/QĐ- UBND ngày 22/01/2019

- Quyết định về việc cho phép công ty cổ phần bê tông Bình Thuận chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và cho thuê để đầu tư Dự án Nhà máy bê tông Bình Thuận tại thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, số 864/QĐ- UBND, ngày 15/04/2020

- Sơ đồ công trình: Nhà máy bê tông Bình Thuận, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

- Quyết định về việc điều chỉnh Quyết định số 864/QĐ- UBND ngày 15/04/2020 của UBND tỉnh

- Hợp đồng thuê đất số 96/HĐTĐ của công ty cổ phần bê tông Bình Thuận và UBND tỉnh Bình Thuận.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Quyết định số 3244/QĐ- UBND về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động mồi trường của Dự án Nhà máy Bê tông Bình Thuận tại Cụm Công nghiệp Lương Sơn, thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

- Bản đồ vị trí sử dụng khu đất

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của Công an tỉnh Bình Thuận, phòng CS PCCC&CNCH số 3884/TD-PCCC

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty

Đánh giá:

- Hồ sơ pháp lý được phê duyệt bởi cơ quan có đủ thẩm quyền pháp lý

- Nội dung hồ sơ pháp lý phù hợp với các luật hiện hành( về diện tích của dự án, giấy phép quy hoạch)

- Quy định phê duyệt chủ trương đầu tư phù hợp

- Có bản vẽ, vị trí dự án được trình rõ ràng, các vấn đề liên quan đến thiết cơ sở, phòng cháy chữa cháy,...

- Có đầy đủ Quyết định về sử dụng đất, Luật quy hoạch 1/500 và 1/2000, Luật xây dựng, Luật bảo vệ môi trường,…

b. Thẩm định địa điểm và điều kiện tự nhiên của dự án

b.1. Vị trí địa điểm

Vị trí Nhà máy thuộc: Cụm công nghiệp Lương Sơn, thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

- Hướng Bắc giáp: đất nhà dân; Hướng nam giáp: đất nhà dân; Hướng Đông giáp: Công ty CP khai thác KS và SX VLXD Trung Nguyên; Hướng Tây giáp: đường xã

b.2. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, có toạ độ địa lý 107°24’- 108°23’ kinh độ Đông, 10°33’N - 11°33’ vĩ độ bắc , có tổng diện

tích: 7.810,4 km² với bờ biển dài 192 km, diện tích vùng lãnh hải: 52.000 km², từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná, Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa- Vũng Tàu. Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Địa hình:

Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình: đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích đất tự nhiên, đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích đất tự nhiên, vùng đồi gò chiếm 31,65% diện tích đất tự nhiên, vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên. Với địa hình này đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng.

- Khí hậu:

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình: 27°C, lượng mưa trung bình: 1.024 mm, độ ẩm tương đối: 79% và tổng số giờ nắng: 2.459 giờ.

b.3. Điều kiện xã hội:

Bình Thuận có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Bà Rịa Vũng Tàu 120 km, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28, đường sắt Bắc - Nam đi qua.

Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Thuận nguồn tài nguyên tương đối phong phú và đa dạng để phát triển ngành kinh tế biển, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, khai thác và đặc biệt là dịch vụ du lịch.

b.4. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án

- Thuận lợi:

Dự án nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của Đảng bộ, các cấp, các ngành của tỉnh Bình Thuận. Các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà

nước đã tạo mọi điều kiện trên tinh thần “kêu gọi đầu tư” để hướng dẫn, giúp đỡ công ty trong quá trình đầu tư.

Khu vực đầu tư của dự án là nơi có nguồn nhân lực dồi dào, con người lao động cần cù, chăm chỉ, có kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao.

- Khó khăn:

Đây là một dự án mới, phải cạnh tranh với nhiều nhà máy khác đã vận hành ổn định nên trong thời gian đầu công ty sẽ phải tập trung xây dựng thương hiệu để có thị trường tiêu thụ. Với khó khăn này thì việc thực hiện chiến lược marketing đa chiều sẽ là bài toán hiệu quả nhất để giải quyết.

c. Thẩm định quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất

c.1. Cơ sở lựa chọn công nghệ sản xuất

Để phù hợp với xu hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sản xuất, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trong cơ chế thị trường, Dự án Nhà máy bê tông Bình Thuận được lựa chọn theo công nghệ tiên tiến, hiện đại; có chi phí đầu tư, chi phí sản xuất hợp lý, đủ khả năng cung cấp các chủng loại trụ điện có chất lượng cao và ổn định theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo an toàn trong vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường.

Việc lựa chọn công nghệ cho Dự án dựa trên các cơ sở chủ yếu sau: - Công nghệ sản xuất và thiết bị phải hiện đại, tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm

có chất lượng cao, giá thành hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường. Có khả năng đa dạng hoá sản phẩm khi đầu tư thêm một cách hợp lý các thiết bị cần thiết.

- Giải pháp công nghệ phải đảm bảo cho vận hành, bảo dưỡng thuận tiện, dễ dàng nâng cao hoạt động hữu ích của thiết bị.

- Lựa chọn công nghệ phải phù hợp với điều kiện mặt bằng.

- Lựa chọn công nghệ và bố trí thiết bị không được làm ảnh hưởng tới môi trường trong khu vực. Các chỉ tiêu về nồng độ bụi, tiếng ồn, chất thải, …phải nằm trong giới hạn cho phép của các tiêu chuẩn hiện hành.

- Công nghệ áp dụng phải tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, dễ dàng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm khi cần thiết hoặc mở rộng dây chuyền sản xuất khi có nhu cầu.

c.2. Mô tả công nghệ sản xuất

- Mục đích

Quy trình này được thiết lập nhằm hướng dẫn và phân định trách nhiệm cho việc thực hiện và kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng của từng công đoạn sản xuất sản phẩm bê tông phù hợp theo tiêu chuẩn cơ sở (TC71/KT 02 và TC71/KT 03) và các yêu cầu của khách hàng.

- Nội dung:

Bảng 2.2: Tiến trình sản xuất Tiến

trình

Mô tả Diễn giải

1 Triển

khai kế hoạch sản xuất

Khi nhận kế hoạch sản xuất, Quản đốc Xưởng triển khai kế hoạch sản xuất cho các tổ theo kế hoạch sản xuất hàng ngày theo biểu mẫu QT751/BTLT01/B1.

2

Chuẩn bi vật tư

Kỹ thuật xưởng dựa trên phiếu giao nhiệm vụ để tính toán vật tư từng loại cho các sản phẩm và tiến hành lập phiếu đề nghị cấp vật tư theo biểu mẫu QT7.4/VT05/B1.

3

Chuẩn bị khuôn

Tổ ra sản phẩm có trách nhiệm chuẩn bị khuôn sau khi đã bóc tách sản phẩm tại bãi ra sản phẩm và chuyển toàn bộ hai nắp khuôn sang vị trí vệ sinh khuôn.

4

Gia công lồng thép

Tổ sắt tiến hành kiểm tra, đo và cắt trên máy cắt tự động, cho từng loại thép theo kế hoạch (số lượng và chủng loại) và bản vẽ thiết kế được giao.

Thép được cắt theo quy cách xong chuyển qua hệ thống tải tự động đến máy dập đầu để thực hiện thao tác dập đầu. Sau khi sắt được dập đầu xong đưa sang vị trí tạo lồng thép (và các công đoạn tạo bằng lồng bằng tay) để ra các bán thành phẩm theo yêu cầu.

5

Trộn bê tông

Công nhân vận hành trạm T20 kiểm tra vật liệu: Xi măng, cát, đá, phụ gia, nước đảm bảo khối lượng cho việc trộn bê tông.

Nhập số liệu cấp phối theo bản cấp phối đã phê duyệt. Vận hành trạm trộn bê tông theo hướng dẫn

HD751/BTLT02

Xả bê tông vào xe goong 6

Xả bê tông vào khuôn

Tổ đổ sản phẩm tiến hành kiểm tra lồng thép đặt trong khuôn, đà cản, crampon (lỗ xà, lỗ leo) và tiếp địa. Khuôn nào đạt yêu cầu thì cẩu lên xe chuyền khuôn và tiến hành xả bê tông.

Vận hành xe goong xả thật đều bê tông lần lượt từ đầu khuôn đến cuối khuôn và ngược lại, bo bê tông gon gọn đều. Ghi giờ bắt đầu và kết thúc đổ bê tông vào nhật ký cấp bê tông theo biểu mẫu QT751/BTLT01/B2.

7 Ráp

khuôn

Lấy Bulon từ tổ ra sản phẩm tập kết vào vị trí của tổ. Vệ sinh bê tông trên mép khuôn..

Vận hành cầu trục + công nhân tổ ĐSP cẩu nắp khuôn trên đậy lại.

Lấy bulon gá vào các lỗ định vị cả khuôn rồi đưa đến vị trí máy siết bulon, siết bulon song song của hai mép khuôn và đều nhau tránh trường hợp người siết trước, người siết sau dẫn đến cong khuôn cục bộ không khít và không chặt.

Đối với trụ điện, siết xong thì đóng crampon nắp trên và cột chặt lại bằng dây kẽm, cẩu đến vị trí kéo căng.

8 Kéo

căng

Tiến hành thực hiện thao tác kéo căng theo hướng dẫn HD751/BTLT03

9

Quay ly tâm

Tổ đổ sản phẩm tiến hành quay ly tâm theo hướng dẫn HD751/BTLT04

Trong quá trình quay ly tâm crampon lỗ xà, lỗ leo, lỗ đầu bị bay ra ngoài thì công nhân vận hành ly tâm phải ngưng lại để đóng chặt và cột lại rồi tiếp tục quay tiếp.

Quay ly tâm xong, công nhân vận hành cầu trục + quay ly tâm cẩu và đổ nước bê tông trong lòng trụ, ra ngoài.

Đối với trụ điện thì cẩu trụ ra ngoài bãi tập kết để từ 15- 20ph, cho bê tông khô ráo. Sau đó tiến hành tháo nhẹ nhàng toàn bộ crampon lỗ xà và lỗ leo, thợ vận hành cầu trục và công nhận tháo crampon dung cáp luồn qua than khuôn trụ đặt vào vị trí sấy nhẹ nhàng tránh tình trạng va đập mạnh. Trụ lớn đặt dưới trụ nhỏ đặt lên trên và phải đặt trên ga lê, tuyệt đối không được để so le.

10

Dưỡng hộ nhiệt (Nếu Có)

Kiểm tra vị trí sấy.

Kiểm tra số lượng + chủng loại sản phẩm trong vị trí, rồi ghi chép vào biểu mẫu HD751/BTLT05/B1

Thực hiện thao tác dưỡng hộ nhiệt theo hướng dẫn HD751/BTLT05

11 Xả căng

và tháo

Công nhân vận hành cầu trục + công nhân ở vị trí sấy. Cẩu sản phẩm ở trong vị trí sấy ra bãi tập kết để thực hiện

khuôn thao tác xả căng và tháo bulong khuôn.

Xả căng: Dùng máy hàn điện thực hiện việc cắt thép chủ ở đuôi khuôn trụ (đối với trụ điện). Lưu ý: Thao tác cắt thép chủ xả căng trụ điện phải thực hiện cắt đối xứng.

Tháo khuôn: Tháo toàn bộ bulon trên thành khuôn. Lưu ý: Khi thực hiện thao tác phải tháo song song hai mép của khuôn. Không được tháo một phía để tránh tình trạng khuôn bị cong và hư ren bulong.

Ra sản phẩm khỏi khuôn: Công nhân vận hành cầu trục cẩu nắp mặt trên sang xe chuyền khuôn, thực hiện việc cắt thép đầu trụ điện (đối với trụ điện). Nắp dưới dùng hai cáp luồn ngang khuôn cẩu ra bãi sản phẩm, dùng hai móc cẩu vào thành khuôn lật nhẹ nhàng. Tuyệt đối không được đưa sản phẩm lên cao để tránh tình trạng sản phẩm rơi tự do.

Đối với trụ điện khi ra khuôn tại bãi ra sản phẩm thì phải cắt thép dư đầu, đuôi.

Trụ ra khỏi khuôn phải kiểm tra đục các lỗ xà xuyên tâm và các lỗ leo, lỗ đà cản, lỗ tiếp địa, vệ sinh và ghi ngày tháng sản xuất, loại trụ - lực kéo – số trụ - ca sản xuất ở trên đầu trụ.

Chuyển toàn bộ hai nắp khuôn sang vị trí vệ sinh. Vệ sinh toàn bộ bê tông còn dính bám trên khuôn, đục bê tông lỗ xà, lỗ leo, đà cản và quét sạch.

Sau khi vệ sinh khuôn và lau dầu xong thì lắp ráp crampon lỗ xà, lỗ leo, lỗ đà cản vào các vị trí định vị trên khuôn và cột chặt lại bằng dây kẽm

Lắp đặt lồng thép vào khuôn và ráp bộ gá kéo căng đúng vị trí cân chỉnh để thép không bị vướng vào các crampon đã

được định vị trong khuôn. 12 Xử lý Kiểm tra sản phẩm

Kỹ thuật xưởng và tổ trưởng tổ ra sản phẩm kết hợp tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm về hình dáng và kích thước (chiều dài trụ, chiều dày bê tông) theo quy trình QT824/BTLT03.

Sản phẩm nào được được cán bộ phòng kỹ thuật và kỹ thuật xưởng nghiệm thu thì đưa ra bãi tập kết còn sản phẩm nào chưa được nghiệm thu thì để trong bãi chứa sửa chữa, khi nào được nghiệm thu thì đưa ra bãi tập kết sản phẩm. 13 + 14 Nhập kho và bảo quản sản phẩm

Nhập các sản phẩm đã được kỹ thuật nghiệm thu vào kho theo biểu mẫu QT751/BTLT01/B4.

Các sản phẩm nào được cán bộ Phòng kỹ thuật và kỹ thuật xưởng nghiệm thu thì đưa ra bãi tập kết còn sản phẩm nào chưa được nghiệm thu thì để trong bãi sửa chữa, khi nào được nghiệm thu thì đưa ra bãi tập kết sản phẩm

TT83/BTLT02 15

Xuất sản phẩm

Căn cứ theo hóa đơn giá trị gia tăng của phòng kế toán. Căn cứ theo phiếu xuất sản phẩm của phòng kinh doanh theo biểu mẫu

Căn cứ theo phiếu xuất vật tư theo biểu mẫu.

Căn cứ theo quy trình kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm QT824/BTLT03 để làm hồ sơ nghiệm thu xuất xưởng theo biểu mẫu QT824/BTLT03/B4 và hồ sơ hoàn công theo yêu cầu của khách hàng

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi) d. Thẩm định phương án cung cấp thiết bị và nguyên vật liệu đầu

vào của dự án

- Hiện nay có rất nhiều hãng chế tạo dây chuyền thiết bị sản xuất trụ bê tông ly tâm như: Đức, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan…Các dây chuyền đó thường là của các hãng lớn, có kinh nghiệm từ khâu nghiên cứu, thiết kế các thế hệ máy…Thiết bị hiện đại, độ tin cậy, độ bền cao, tiêu hao nhiên liệu, năng lượng thấp, sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu, hiệu quả kinh tế cao

Một phần của tài liệu 218 THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN TIÊN PHONG CHI NHÁNH TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH (Trang 43 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w