VI. Thời hạn thu hồi vốn
3.2.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định
- Thẩm định phương diện tài chính: là khâu quan trọng nhất quyết định tính khả thi của dự án. Khi lập nguồn vốn đầu tư, ngân hàng cần phải chú trọng đến chi phí đầu tư dựa trên tham khảo các dự án tương tự điển hình. Ngân hàng không nên dựa vào kế hoạch chi phí do chủ đầu tư đưa ra, tránh tình trạng thừa hay thiếu.
Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính, cán bộ thẩm định nên đánh giá kết hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của lĩnh vực và ngành liên quan. Bên cạnh đó, ngân hàng cần khẩn trương phân tích và đánh giá báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá chính xác năng lực quản lý ngân quỹ cũng như khả năng thanh toán hiện tại và trong tương lai của khách hàng.
- Thẩm định đầu vào: Nếu dự án được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, cán bộ thẩm định của ngân hàng phải tiến hành kiểm tra tính xác thực của từng nguồn vốn, nhất là cam kết đầu tư của các nhà tài trợ cả về số lượng và tiến độ để tránh tính trạng thiếu vốn xảy ra làm giảm tiến độ thi công của dự án.
Đối với phương án sản xuất, dự án đầu tư sản phầm mới: Cần nhấn mạnh tập trung đi sâu vào khía cạnh thì trường, nhu cầu cả về số lượng, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu kĩ về khả năng cạnh tranh thị phần, tính toán hợp lý công suất của máy móc, thiết bị dự kiến đưa vào sử dụng.
Đối với những dự án đầu tư thay thế đổi mới tài sản cố định: Cần tập trung chú trọng phân tích đánh giá về mặt kĩ thuật, công nghệ, … sau khi tham khảo các ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm, các cán bộ thẩm định có thâm niên trong công tác.
- Đối với nội dung thẩm định khách hàng: Cần đa dạng hóa các thông tin cung cấp cho quá trình thẩm định khách hàng. Các báo cáo tài chính từ bản thân khách hàng cung cấp bắt buộc phải được kiểm toán. Tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng để dễ dàng trong việc thu thập thông tin.Trong quá trình thẩm định các cán bộ thẩm định không nên chỉ chú trọng phân tích các chỉ tiêu tài chính mà đánh giá chung chung các chỉ yếu tố phi tài chính, cần thẩm định kĩ lưỡng tất cả các nội dung liên quan tới chủ đầu tư từ các nguồn thông tin đáng tin cậy. Xem xét các chỉ tiêu về tài chính nên chọn lựa các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp.
- Đối với nội dung về thẩm định thị trường: Các đánh giá về thị trường đều được các chuyên viên xem xét rất nhiều các phương diện như nhu cầu trong và ngoài nước, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh nhưng chủ yếu dừng lại ở những đánh giá cơ bản nhất. Vì vậy yêu cầu các chuyên viên khi tiến hành thẩm định về khía cạnh thị trường cần đi sâu vào phân tích, tăng cường áp dựng linh hoạt phương pháp so sánh, phương pháp dự báo và cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường.
- Đối với nội dung phân tích độ nhạy dự án: Hiện nay khi thẩm định độ nhạy dự án, cán bộ thẩm định mới chủ yếu phân tích độ nhạy 1 chiều và mới chỉ phân tích với sự thay đổi của các nhân tố như tổng mức đầu tư, công suất, giá bán sản phẩm. Để phân tích độ nhạy được tính xác hơn, đảm bảo tính hiệu quả của dự án cao hơn, cần tăng cường phân tích độ nhạy với sự thay đổi của các nhân tố khác. Ngoài ra cần trang bị thêm những công cụ phân tích hiện đại để việc phân tích độ nhạy được tiến hành dễ dàng, chính xác.
- Thẩm định về khía cạnh kinh tế xã hội: Khi tiến hàng thẩm định dự án các cán bộ thẩm định tại chi nhánh thường bỏ qua mặt về kinh xã hội mà dự án mang lại. Điều này khiến cho đánh giá về dự án không đươc toàn diện vì vậy các cán bộ thẩm định cần quan tâm hơn nữa tới việc thẩm định về khía cạnh này.
Cần thẩm định đầy đủ các nội dung cần thiết để đánh giá dự án một cách toàn diện giúp cho việc đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất. Các nội dung thẩm định dự án đầu tư đều có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Kết quả thẩm định phương diện thị trường là cơ sở để đánh giá lựa chọn kỹ thuật, quy mô, công suất dự án. Còn hiệu quả tài chính lại là cơ sở để thẩm định lợi ích kinh tế xã hội và quyết định phương án cho vay và thu nợ của ngân hàng.