Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank - Chi nhánh Sài Gòn - Luận án tốt nghiệp Đại học - Đặng Ngọc Dung - 2014 (Trang 35 - 39)

Thực hiện các biện pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng, vùng, miền. Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý và thu hồi, giảm nợ xấu.

Củng cố, kiện toàn về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt và hệ thống cơ chế quản trị điều hành kinh doanh, xây dựng quy trình quản lý hiện đại trên các mặt nghiệp vụ, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, rà soát và chỉnh sửa quy trình giao dịch một cửa và hậu kiểm.

Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã hội, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh, tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín.

3.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Kể từ sau khi gia nhập WTO, nhập siêu gia tăng nhanh chóng và tạo ra một số tác động tiêu cực lên nền kinh tế: gây sức ép lên tỷ giá và làm gia tăng nợ nước ngoài. Qua bảng số liệu và đồ thị về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2012, ta có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng tăng. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vẫn chủ yếu tập trung vào các mặt hàng nông lâm nghiệp, các mặt hàng thâm dụng lao động và các tài nguyên thiên nhiên chẳng hạn như dầu thô, than đá, gạo, xăng dầu,…Nhập khẩu cũng tập trung vào các mặt hàng làm đầu vào cho hoạt động sản xuất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu chẳng hạn như xăng dầu, chất dẻo, vải, sắt thép, điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác.

Tình hình xuất nhập khẩu của Tp.HCM giai đoạn 2010-2012 được thể hiện trong bảng và biểu đồ sau:

Bảng 3.5: Tình hình xuất nhập khẩu của Tp.HCM Đơn vị: tỷ USD Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệnh 2011/2010 Chênh lệch 2012-2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Xuất khẩu 72,24 96,91 114,57 24,67 34,15 17,66 18,22 Nhập khẩu 84,84 106,75 113,79 21,91 25,83 7,04 6,59 Nguồn: Tổng cục thống kê Tp.HCM

140 120 100 80 60 40 20 0 -20

Xuất khẩu Nhập khẩu Kim ngạch xuất nhập khẩu

2010 2011

Năm 2012

Biểu đồ 3.3: Tình hình xuất nhập khẩu của Tp.HCM

Nguồn: Tổng cục thống kê Tp.HCM

Năm 2010:

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 72,24 tỷ USD. Nhiều mặt hàng trong năm 2010 tăng mạnh về số lượng xuất khẩu, giúp duy tăng trưởng xuất khẩu và thể hiện được quy mô mở rộng sản xuất. Giá xuất khẩu năm 2010 của nhiều mặt hàng cũng tăng mạnh, trong đó nhiều mặt hàng được hưởng lợi từ tăng giá thế giới như gạo, cà phê, cao su, dầu thô, than….

Về nhập khẩu năm 2010 của cả nước ước đạt 84,84 tỷ USD. Trong đó doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 47,5 tỷ USD chiếm 56,6% tổng kim ngạch tăng 8,3% so với năm 2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 37,34 tỷ USD chiếm 43,4% tổng kim ngạch và tăng 39,9% so với năm 2009.

Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 tăng cả về quy mô và tốc độ, xuất khẩu hàng hóađều vượt mức kếhoạch đềra. Do sựphục hồi của nền kinh tếnên nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tác có sự tăng trưởng vượt trội, xuất khẩu khu vực FDI tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2010 thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (xuất khẩu tăng 25,5%, nhập khẩu tăng 20,1,%). Nhập siêu cả nước ước đạt khoảng 12,3 tỷ USD, thấp hơn so với dự báo từ đầu năm 13,5 tỷ USD bằng 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt mục tiêu Chính phủ đã đề ra.

Năm 2011: T rị g ( T U SD )

Tình trạng nhập siêu của nước ta cũng có xu hướng cải thiện. Xuất khẩu đã tăng 34,15% và tăng mạnh hơn tốc độ tăng của nhập khẩu là 25,83%. Mức tăng trưởng này cao hơn 23% so với mục tiêu Quốc hội đề ra. Mặc dù trong năm, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn về thị trường và các rào cản thương mại, song nhờ thích ứng tốt, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Các nguyên nhân có thể lí giải do tình trạng nhập siêu vào năm này là khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế đang dãn rộng ra, hoạt động sản xuất cho xuất khẩu và cho các mặt hàng tiêu dùng trong nước phụ thuộc rất lớn vào đầu vào nhập khẩu. Nhập siêu từ Trung Quốc trong những năm qua, hiện tại và trong thời gian sắp tới sẽ vẫn chiếm phần lớn trong nhập siêu của nền kinh tế.

Năm 2012:

Tình hình xuất nhập khẩu của nước ta có một bước tiến triển mới, lần đầu tiên sau 20 năm, Việt Nam xuất siêu trở lại. Xuất khẩu tăng lên đến 114,57 tỷ USD, tăng trưởng 18,22% trong khi nhập khẩu chỉ tăng 7,04 tỷ USD, tương đương 6,59%. Do sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là của các thị trường truyền thống, giá nhiều nhóm hàng và nhu cầu thế giới tăng trở lại đã tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Mặc dù vậy, nguyên nhân chủ yếu giúp nước ta xuất siêu đó là do suy giảm của sản xuất tiêu dùng trong nước làm nhập khẩu tăng trưởng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Và điều này hoàn toàn không tốt đối với một nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào nhập khẩu như Việt Nam, nhất là khi nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh sụt giảm mạnh.

Đáng nói, xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực FDI với gần 12 tỷ USD, nhất là nhóm hàng gia công, lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu đến 11,7 tỷ USD. Lý giải sự lấn lướt của khối FDI trong xuất khẩu, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng do doanh nghiệp trong nước không gắn kết trong chuỗi giá trị với thế giới. Do đó, xuất khẩu của nước ta chưa thật sự bền vững mà có thể gặp khó khăn trong năm tới khi thị trường toàn cầu còn giảm sút. Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu nhưng năm nay gặp nhiều khó khăn về đơn hàng; xuất khẩu thủy sản: tôm, cá basa, cá tra… vẫn còn khó. Kinh tế thế giới suy thoái, các thị trường sụt giảm nhu cầu nhưng khối FDI vẫn xuất khẩu tăng mạnh, chỉ doanh nghiệp trong nước tụt lùi là điều cần chú ý.

600.0 500.0 400.0 300.0 200.0

Doanh số xuất khẩu Doanh số nhập khẩu Tổng

100.0 .0

2010 2011

Năm 2012

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank - Chi nhánh Sài Gòn - Luận án tốt nghiệp Đại học - Đặng Ngọc Dung - 2014 (Trang 35 - 39)