ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG TTQT TẠI AGRIBANK CH

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank - Chi nhánh Sài Gòn - Luận án tốt nghiệp Đại học - Đặng Ngọc Dung - 2014 (Trang 55)

AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN

3.6.1 Về khách hàng

Qua các năm, đặc biệt là vào năm 2011 chi nhánh đã đẩy mạnh triển khai các chương trình tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá với lãi suất ưu đãi. Cụ thể, các doanh nghiệp nhập khẩu có thể mở L/C hay vay vốn để thanh toán L/C. Thêm vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nếu như có nhu cầu về vốn gấp để đảm bảo hoạt động kinh doanh có thể đến chi nhánh để chiết khấu bộ chứng từ thực hiện theo phương

thức L/C hay nhờ thu. Tuy nhiên mức lãi suất chiết khấu phải được điều chỉnh để vừa có thể thu hút khách hàng vừa đem về một nguồn doanh thu cho chi nhánh. Lãi suất chiết khấu của phương thức L/C và nhờ thu có xu hướng giảm nhẹ, thêm vào đó nhờ vào công tác tiếp thị nên chi nhánh cũng đã thu hút thêm một số khách hàng mới.

Ngoài ra, do tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn qua gặp nhiều biến động bất lợi làm giá của các mặt hàng xuất nhập khẩu có xu hướng giảm, nhu cầu tiêu dùng trong nước không cao, sản xuất trì trệ cũng gây nên một số hiệu ứng tiêu cực như là các khách hàng của chi nhánh (chủ yếu là các doanh nghiệp) gặp tình trạng khó khăn trong kinh doanh, nhu cầu về gia tăng sản xuất cũng như là nhu cầu về vốn để đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô còn hạn chế. Điều đó dẫn đến việc chi nhánh cũng mất đi một số lượng khách hàng.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, cà phê, cao su…trong khi nhập khẩu là máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng là chính. Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần có quan hệ với Chi nhánh chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực trên. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng vẫn là các công ty trong nước như: Cao su Đồng Nai, Chè Lâm Đồng, Xuất Nhập khẩu Lợi Lợi, Thủy Đặc Sản, Tổng công ty điện lực miền Nam… còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa nhiều. Quan hệ thanh toán của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào khu vực Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông,…Và hiện nay đã mở rộng sang các nước Châu Á khác và Châu Mỹ. Bên cạnh đó, Aribank Sài Gòn luôn duy trì, mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới.

3.6.2 Về thị phần thanh toán xuất nhập khẩu trên địa bàn

Một chỉtiêu khác dùng để đánh giá hiệu quảhoạt động TTQT đó là thịphần thanh toán xuất nhập khẩu của Agribank chi nhánh Sài Gòn so với kim ngạch xuất nhập khẩu của Tp.HCM. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối vì trong số các khách hàng giao dịch TTQT ở chi nhánh có một số khách hàng ở những tỉnh thành khác.

Bảng 3.14: Thị phần doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Agribank chi nhánh

Sài Gòn so với kim ngạch xuất nhập khẩu của Tp.HCM

Đơn vị: Triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất nhập khẩu

Tp.HCM Chi nhánh Sài Gòn Tp.HCM Chi nhánh Sài Gòn Tp.HCM Chi nhánh Sài Gòn Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) 2010 72.240 434,41 0,60 84.840 84,31 0,10 157.080 518,72 0,33 2011 96.910 437,30 0,45 106.750 64,27 0,06 203.660 501,57 0,25 2012 114.570 308,75 0,27 113.790 41,99 0,04 228.360 350,74 0,15

Nguồn: Phòng KDNH Agribank chi nhánh Sài Gòn và Tổng cục thống kê TP.HCM

Ta có thể thấy, thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của Agribank chi nhánh Sài Gòn chiếm một phần rất nhỏ trong kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn thành phố. Và con số này có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2012. Bên cạnh đó, doanh số đến từ xuất khẩu luôn lớn hơn doanh số từ nhập khẩu.

Về xuất khẩu, doanh số thanh toán xuất khẩu của chi nhánh chỉ chiếm 0,6% so

với tổng kim ngạch xuất khẩu Tp.HCM, năm 2011 tỷ trọng này đã giảm còn 0,45% và đến năm 2012 tiếp tục giảm còn 0,27%.

Về nhập khẩu, năm 2010 doanh số của chi nhánh chỉ chiếm 0,1% trong thị phần. Sang đến năm 2011, con số này giảm mạnh còn 0,06% và tiếp tục giảm còn 0,04% năm 2012.

Trong 3 năm qua, nước ta đã dần cải thiện tình trạng nhập siêu và đạt được thặng dư trong xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản của xuất siêu đó là nhập khẩu trong nước giảm do các doanh nghiệp, cá nhân trong nước bị ảnh hưởng bởi tình hình biến động chung của nền kinh tế nên nhu cầu về tiêu dùng, sản xuất cũng giảm mạnh. Bên cạnh đó, sự biến động về giá xuất nhập khẩu của các mặt hàng cũng làm các doanh nghiệp e ngại trong hoạt động kinh doanh của mình.

Nhìn chung, tỷ trọng doanh số từ hoạt động TTQT của Agribank chi nhánh Sài Gòn chiếm một phần khá khiêm tốn trên địa bàn Tp.HCM. Tổng doanh thu từ TTQT của chi nhánh chỉ chiếm 0,33% trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, chỉ tiêu này liên

tục giảm qua các năm và chỉ đạt mốt 0,15% vào năm 2012. Tp.HCM là trung tâm thương mại và kinh tế lớn của Việt Nam.Đây cũng là nơi phát triển hoạt động xuất nhập khẩu lớn nhất nước ta.Vì thế, việc cạnh tranh của hàng chục ngân hàng và hàng trăm chi nhánh là vô cùng gay gắt không chỉ về mảng tín dụng mà còn về hoạt động ngoại hối, thanh toán quốc tế. Agribank chi nhánh Sài Gòn ngày càng mất dần thị phần và các khách hàng do sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các ngân hàng khác.

3.6.3 Về mức biểu phí thanh toán

Các ngân hàng thường đưa ra các mức phí chênh lệch nhằm thu hút khách hàng. Qua quá trình phát triển và hoàn thiện các hoạt động TTQT, Agribank đã tiếp thu ý kiến từ khách hàng và tham khảo biểu phí của các ngân hàng khác. Từ đó, Chi nhánh đã xây dựng một biểu phí chi tiết và cụ thể cho hoạt động TTQT. Việc quy định một mức phí hợp lí vừa giúp ngân hàng đảm bảo nguồn thu vừa tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Nhằm có sự quan sát và so sánh các biểu phí với các ngân hàng cạnh tranh, khóa luận đã tổng hợp và so sánh mức biểu phí dịch vụ TTQT của Agribank với mức biểu phí dịch vụ TTQT tại Eximbank và Vietcombank, là hai trong số những ngân hàng dẫn đầu về hoạt động TTQT.

Các từ viết tắt được sử dụng trong bảng: - TT là tối thiểu

- TĐ là tối đa

- Eximbank là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

46 Bảng 3.15: So sánh phí thanh toán của AGRIBANK với EXIMBANK và VIETCOMBANK

(Các mức phí quy định chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)

Thanh toán xuất khẩu AGRIBANK EXIMBANK VIETCOMBANK

1 Nhận tiền đến từ nước ngoài 0.05%

TT 5 USD TĐ 50 USD 0.05% TT 2 USD TĐ 100 USD 10 USD

Phí thoái hối lệnh chuyển tiền cho NH nước ngoài

15 USD 10 USD 15 USD

2 Nhờ thu

Gửi đi nước ngoài nhờ thu 5 USD 3 USD 10 USD

Sửa đổi chỉ thị nhờ thu theo yêu cầu

5 USD/lần 10 USD/lần 10 USD/lần + điện phí

3 L/C xuất khẩu

Thông báo L/C trực tiếp đến KH 15 USD/LC 15 USD/LC 20 USD

Hủy L/C theo yêu cầu 20 USD 10 USD 20 USD

Thanh toán nhập khẩu AGRIBANK EXIMBANK VIETCOMBANK

1 Chuyển tiền bằng điện 0.2% TT 5 USD TĐ 250 USD 0.2%-5% TT 5 USD 0.2% TT 5 USD TĐ 300 USD 2 Nhờ thu 0.2%/trị giá BCT TT 20 USD TĐ 200 USD

5 USD Mức phí giống như nhờ thu

47 3 Thư tín dụng nhập khẩu 3.1 Phát hành L/C a Ký quỹ 100% trị giá 0.25% TT 40 USD TĐ 500 USD 0.075%/trị giá L/C TT 20 USD 0.05% trị giá L/C TT 50 USD TĐ 500USD

b Ký quỹ dưới 100% trị giá 0.7%/năm

TT 50 USD TĐ > 500 USD TT 20 USD 0.05% trị giá L/C TT 50 USD TĐ 2000 USD 3.2 Tu chỉnh L/C

a Tu chỉnh tăng trị giá Như phát hành tín dụng Như phát hành tín dụng Như phát hành tín dụng

b Tu chỉnh khác 10 USD/lần 10 USD/lần 20 USD/lần

3.3 Hủy thư L/C theo yêu cầu 20 USD + Phí NH nước ngoài (nếu có)

20 USD + Phí NH nước ngoài (nếu có)

20 USD + Phí NH nước ngoài (nếu có)

3.4 Thanh toán L/C 0.2%

TT 20 USD TĐ 500 USD

0.2%/trị giá thanh toán TT 20 USD

0.2%/trị giá thanh toán

Ký hậu vận đơn để nhận hàng 5 USD/ vận đơn 5 USD/ vận đơn 15 USD/vận đơn

4 Điện phí chuyển điện qua hệ thống SWIFT

a L/C 20 USD 20 USD 20-50 USD

b Loại điện khác 5 USD 5 USD 10 USD

48 Qua bảng biểu phí thanh toán xuất nhập khẩu trên của ba ngân hàng, có thể nhận thấy mức phí đối với các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu qua từng ngân hàng trên địa bàn thành phố không có sự chênh lệch lớn. Mức phí dao động từ 2-7 USD. Đặc biệt Vietcombank và Eximbank là hai ngân hàng có truyền thống trong hoạt động xuất nhập khẩu nên thị phần TTQT của hai ngân hàng này trên địa bàn Tp.HCM khá cao. Mặc dù mức phí khá cao nhưng Vietcombank vẫn chiếm ưu thế trong lĩnh vực này nhờ sự uy tín của mình.Ngoài ra, mức phí của Eximbank cũng khá cạnh tranh trên thị trường trong các nghiệp vụ. Qua sự so sánh trên, ta thấy Agribank chi nhánh Sài Gòn đã xây dựng được một biểu phí linh hoạt và phù hợp với tình hình hoạt động TTQT hiện nay. Đồng thời, Chi nhánh cũng dựa trên các mức phí cạnh tranh từ các ngân hàng đối thủ mà ngày càng hoàn thiện biểu phí của mình hơn nữa, thấp hơn so với Vietcombank và cao hơn Eximbank một vài chỉ tiêu.

Tuy nhiên, khách hàng chủ yếu sử dụng hoạt động TTQT là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và thường thì các doanh nghiệp này có doanh số xuất nhập khẩu lớn nên họ thường ít quan tâm đên mức phí này. Vì thế, thường thì các ngân hàng cũng không quá chú trọng đến nguồn thu này. Yếu tố quan trọng mà khách hàng và ngân hàng quan tâm đó là chất lượng và hiệu quả của các nghiệp vụ, nếu xử lí chứng từ nhanh và ít sai sót thì khách hàng sẽ nhanh chóng thu được tiền hàng và chịu ít rủi ro hơn. Chính từ điều đó, Agribank chi nhánh Sài Gòn có chính sách ưu đãi và điều chỉnh trong mức phí cho các khách hàng thân thuộc cũng như là khách hàng lớn của Chi nhánh.Việc này góp phần giữ chân khách hàng cũ cũng như có thể khuyến khích khách hàng sử dụng các hoạt động TTQT của Chi nhánh.

Mặc dù vậy, mức phí của và doanh số đến từ TTQT cũng không có sự chính xác tuyệt đối về việc nhận xét hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng vì đa số các khách hàng lớn của Chi nhánh đều được miễn các mức phí quy định.

3.7 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA AGRIBANK CHINHÁNH SÀI GÒN NHÁNH SÀI GÒN

3.7.1 Ưu điểm

Thứ nhất: Ngoài những thành công chung trong TTQT của hệ thống ngân hàng Agribank thì Chi nhánh Sài Gòn cũng đã có những thành công đáng kể trong quá trình hoạt động như: thu hút được khách hàng mới, cơ cấu khách hàng thay đổi đáng kể, có nhiều khách hàng truyền thống thực hiện nghiệp vụ TTQT tại chi nhánh là các tổng công ty lớn, có uy tín, thực hiện xuất nhập khẩu với số lượng hàng hóa lớn.

Thứ hai: Ngoài Hội sở những năm qua Chi nhánh đã bàn giao 8 Chi nhánh cấp 2 để nâng cấp lên Chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Hiện nay Chi

nhánh có 3 phòng giao dịch trực thuộc, 16 máy rút tiền tự động (ATM) 26 điểm đặt máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Chi nhánh Sài Gòn và các phòng giao dịch được đặt tại các nơi trung tâm trên địa bàn thanh phố thuận tiện cho việc giao dịch với các đối tác, khách hàng.

Thứ ba: Được thừa hưởng uy tín của NHNo&PTNT, một trong những ngân hàng tập trung quan tâm hàng đầu về cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Có quan hệ với nhiều ngân hàng trong nước và ngoài nước, là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử Việt Nam.

Thứ tư: Được NHNo&PTNT hỗ trợ về vốn, công nghệ, nhân sự. Bên cạnh đó, được sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ từ Hội sở nên Chi nhánh luôn thực hiện tốt những kế hoạch và định hướng chung.

Thứ năm: Chi nhánh đã mở rộng quan hệ đại lí với nhiều ngân hàng nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài. Qua các năm, số lượng ngân hàng đại lí và số quốc gia mà Chi nhánh có quan hệ giao dịch tăng lên.

3.7.2 Hạn chế

Thứ nhất: Do ảnh hưởng bất lợi của những biến động nền kinh tế thế giới và trong nước, doanh số thanh toán quốc tế tại Agribank chi nhánh Sài Gòn đã giảm liên tục trong các năm qua. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động chung của Chi nhánh.

Thứ hai: Uy tín của toàn hệ thống nói chung và các chi nhánh không chỉ riêng chi nhánh Sài Gòn bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong năm 2012 do một số vấn đề pháp lí của các lãnh đạo cấp cao. Năng lực cạnh tranh của Chi nhánh chưa thực sựvững mạnh so với các đối thủ lớn trong ngành.

Thứ ba: Agribank Sài Gòn có tiềm lực phát triển mạnh mẽ tuy nhiên thị phần TTQT của Chi nhánh vẫn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Đây chính là động lực thúc đẩy Chi nhánh phát triển hoạt động TTQT của mình. Bên cạnh đó, quy mô hoạt động TTQT còn hạn chế biểu hiện qua việc doanh thu chủ yếu của Chi nhánh vẫn phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Doanh thu TTQT vẫn chiếm một tỷ lệ chưa cao trong tổng doanh thu của ngân hàng, tỷ trọng thu phí hoạt động TTQT trong tổng thu nhập còn thấp.

Thứ tư: Doanh số hàng xuất và hàng nhập của Chi nhánh vẫn còn mất cân đối. Doanh số hành xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn. Hơn nữa một số khách hàng thanh toán hàng xuất khẩu tại Chi nhánh nhưng lại thanh toán hàng nhập khẩu ở các ngân hàng khác tạo ra sự chênh lệch giữa nguồn ngoại tệ thu vào và bán ra, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Thứ năm: Các sản phẩm, dịch vụ TTQT của Agribank chi nhánh Sài Gòn vẫn chưa đa dạng, hoạt động tài trợ tín dụng xuất- nhập khẩu còn chưa được cung cấp nhiều.

Thứ sáu: Chi nhánh cũng chưa triển khai và hướng dẫn cho khách hàng dịch vụ các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khách hàng xuất- nhập khẩu. Ngoài ra sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng còn lỏng lẻo dẫn tới thời gian giao dịch kéo dài, chi phí nghiệp vụ cao.

Thứ bảy: Trong khi giao dịch cũng như thanh toán còn một số trục trặc kỹ thuật chưa khắc phục kịp thời dẫn đến thời gian thanh toán cũng như xử lí các nghiệp vụ còn kéo dài, gây khó khăn cho khách hàng cũng như các thanh toán viên.

Thứ tám: Khách hàng truyền thống tại ngân hàng vẫn là doanh nghiệp nhà nước trong đó có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất ít. Tuy nhiên kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không ít.

Thứ chín: Tuy Chi nhánh có một nguồn nhân lực dồi dào, nhiệt tình và có tinh thần ham học hỏi, nhưng xét về mặt nghiệp vụ cũng như cung cách phục vụ các khách hàng, doanh nghiệp vẫn chưa được chuyên nghiệp.

3.7.3 Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Trong ba năm qua, tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn và chỉ mới thật sự khởi sắc trong thời gian gần đây. Sự suy giảm của nền kinh tế ở những nước đầu tàu đã ảnh hưởng rất lớn với tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước.Hậu quảlà kết quả hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vựckhông mấy khả quan.

Thứ hai: Việc mở cửa giao lưu phát triển kinh tế đem lại nhiều sự cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank - Chi nhánh Sài Gòn - Luận án tốt nghiệp Đại học - Đặng Ngọc Dung - 2014 (Trang 55)

w