Xây dựng và đa dạng hóa nguồn vốn ngoại tệ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank - Chi nhánh Sài Gòn - Luận án tốt nghiệp Đại học - Đặng Ngọc Dung - 2014 (Trang 68 - 69)

Chi nhánh cần phải đẩy mạnh nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, đặc biệt là tín dụng tài trợ nhập khẩu trên sở đó phát triển hoạt động TTQT. Hiện nay các đơn vị nhập khẩu có nhu cầu vay ngoại tệ rất lớn nguyên nhân là do chênh lệch lãi suất vay giữa ngoại tệ và đồng Việt Nam có khoảng cách khá lớn. Thêm vào đó, nguồn ngoại tệ thu vào của Chi nhánh luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ của các đơn vị xuất nhập khẩu. Vì thế, việc tìm kiếm đối tượng cho vay bằng ngoại tệlà vô cùng cần thiết đểcó thểtận dụng lợi thế sẵn có của mình. Cần khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân mở tài khoản ngoại tệ tại Chi nhánh bằng cách hình thức ưu đãi cho các doanh nghiệp mở tài khoản tại Chi nhánh.

Sau đây là một số giải pháp khác nhằm đẩy mạnh công tác tín dụng xuất nhập khẩu:

- Phân loại khách hàng và đặt ra các tiêu chuẩn trong từng thời kì về khả năng tài chính, kim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩu để có chính sách ưu đãi hợp lí. Những đối tượng khách hàng có nguồn lực tài chính lành mạnh, có uy tín trong quan hệ tín dụng, thanh toán được Chi nhánh ưu đãi hơn đối với các khách hàng chỉ có quan hệ tín dụng.

- Ưu tiên về lãi suất đối với các món vay thanh toán xuất nhập khẩu so với các món vay thông thường khác, bởi vì các khoản vay thanh toán xuất nhập

khẩu ngoài phần lãi mà ngân hàng thu được, Chi nhánh còn thu được các loại phí TTQT như phí mở L/C, phí thông báo, sửa đổi…

- Xây dựng lại tỷ lệ kí quỹ và hạn mức mở L/C nhập khẩu bằng vốn tự có nhằm tạo điều kiện thu hút khách hàng giao dịch tại Chi nhánh.

Để

đa dạng hóa các loại ngoại tệ khác nhau từ các cá nhân, tổ chức, Chi nhánh có thể tăng cường phát triển dịch vụ kiều hối.Đặt mối quan hệ với các ngân hàng lớn trong và ngoài nước để có thể hỗ trợ lẫn nhau khi không đáp ứng được nhu cầu về ngoại tệ. Điều này giúp Agribank Sài Gòn có một nguồn ngoại tệ dồi dào và đa dạng, tạo tiềm lực để Chi nhánh cạnh tranh với các đối thủ trong ngành, hạ thấp rủi ro do tỷ giá hối đoái gây ra và những tác động tiêu cực từ bên ngoài thị trường. Mặt khác, Chi nhánh Sài Gòn có thể đề xuất và khuyến khích các khách hàng của mình chuyển sang thanh toán các ngoại tệ khác ngoài USD.

Bên cạnh đó, với lợi thế là một ngân hàng chú trọng phát triển về mảng nông nghiệp, nông thôn, Chi nhánh sẽ dễ dàng trong việc liên kết và tạo một mối quan hệ tốt với Ngân hàng Nhà nước để kịp thời nắm bắt thông tin, chính sách tiền tệ và yêu cầu hỗ trợ khi cần, giúp Chi nhánh có những định hướng và chính sách quản lý nguồn ngoại tệ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank - Chi nhánh Sài Gòn - Luận án tốt nghiệp Đại học - Đặng Ngọc Dung - 2014 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w