Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank - Chi nhánh Sài Gòn - Luận án tốt nghiệp Đại học - Đặng Ngọc Dung - 2014 (Trang 63 - 66)

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Trong ba năm qua, tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn và chỉ mới thật sự khởi sắc trong thời gian gần đây. Sự suy giảm của nền kinh tế ở những nước đầu tàu đã ảnh hưởng rất lớn với tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước.Hậu quảlà kết quả hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vựckhông mấy khả quan.

Thứ hai: Việc mở cửa giao lưu phát triển kinh tế đem lại nhiều sự cạnh tranh khốc liệt đến từ ngân hàng trong nước, đặc biệt là Ngân hàng Vietcombank, Eximbank, BIDV,...và các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Các ngân hàng này thường là có nguồn ngoại tệ dồi dào và phong phú, cùng với công nghệ hiện đại, trang thiết bị tân tiến và một đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm cộng thêm nhiều chính sách ưu đãi đã và chính sách khách hàng trong hoạt động TTQT. Bên cạnh đó, họ thường có vốn điều lệ lớn nên cho phép các doanh nghiệp vay những khoảng vay lớn, thực hiện các dự án lớn, do đó có điều kiện ràng buộc doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy, một số khách hàng của Chi nhánh bị thu hút bởi các ngân hàng khác và lượng đặt quan hệ giao dịch với Chi nhánh ngày càng giảm làm cho doanh số hoạt động TTQT trong ba năm qua không mấy khả quan.

Thứ ba: Tỷ giá hối đoái không ổn định, thị trường ngoại hối chưa thật sự phát triển gây ra những cơn sốt ngoại tệ, khan hiếm nguồn ngoại tệ cho hoạt động TTQT.

Thứ tư: Chưa có một môi trường pháp lí cho hoạt động TTQT một cách hiệu quả và đồng bộ. Các văn bản hiện hành thì chồng chéo nhau, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu lực pháp lí chưa cao. Nhà nước cũng chưa có những văn bản pháp lí về hoạt động TTQT, nhất là những quy định cụ thể về hướng dẫn áp dụng các thông lệ quốc tế như UCP, INCOTERMS, hoạt động TTQT chưa thực sự được bảo vệ bởi một hành lang pháp lí khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước quy định một số văn bản chưa cụ thể, gây ra sự hiểu khác nhau dẫn đến sự không thống nhất giữa các ngân hàng.

Thứ năm: Còn tồn tại nhiều bất cập trong cơ chế chính sách của Nhà nước về lĩnh vực thương mại. Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu vả mức thuế áp dụng đối với từng loại mặt hàng nhưng thời gian kể từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành thường là ngắn, không đủ đế các doanh nghiệp thay đổi hoặc sắp xếp các kế hoạch dự định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; điều đó phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của ngân hàng. Ngoài ra, Chính phủ chưa thật sự có một chiến lược, giải pháp tổng thể để hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thêm vào đó, trong hoạt động xuất nhập khẩu, các thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa có sự liên kết và phối hợp giữa các ban ngành, các quy định còn chồng chéo gây phiền toái cho khách hàng, tốn kém thời gian và chi phí. Chưa xác định được rõ trách nhiệm và quyền lợi của các ngân hàng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Thứ sáu: Phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam có trình độ nghiệp vụ ngoại thương còn hạn chế. Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng tuy nhiên kinh nghiệm trong thanh toán thì chưa có, trình độ am hiểu về công tác thanh toán quốc tế còn hạn chế và khả năng tài chính, trình độ kỹ thuật về nghiệp vụ ngoại thương cũng chưa cao. Điều đó gây không ít khó khăn cho các ngân hàng.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Vẫn còn có sự kiêm nhiệm, chồng chéo giữa các bộ phận nên vẫn chưa tạo được một dịch vụ thanh toán quốc tế khép kín.

Thứ hai: Trong giai đoạn trên, tỷ trọng của doanh số thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu không đồng đều nhau và doanh số xuất khẩu luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn, gây ra tình trạng nguồn thu và chi ngoại tệ không cân xứng.

Thứ ba: Hiện nay, Chi nhánh đã tham gia vào hệ thống SWIFT cho nên hoạt động TTQT đã diễn ra tương đối nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình hiện đại hóa công nghệ chưa ổn định, hay xảy ra các sự cố kỹ thuật như đường truyền, tốc độ truy cập mạng chậm, phần mềm xử lí chậm làm gián đoạn đến tốc độ thanh toán, ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng.

Thứ tư: Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các thanh toán viên phòng Kinh doanh ngoại hối tại Agribank chi nhánh Sài Gòn khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa có sự đồng đều và năng suất làm việc chưa được phát huy đến mức có thể. Các cán bộ nhân viên tuy đã tham gia các khóa đào tạo TTQT cơ bản thông qua các buổi hội thảo, chuyên đề và các buổi thảo luận với nhau nhưng do thời gian có hạn và phải tập trung hoàn thành công việc nên chưa có điều kiện có thể làm rõ hết các vấn đề liên quan về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ năm: Hoạt động TTQT chủ yếu dựa vào các khách hàng cũ, khách hàng biết đến qua giới thiệu của người thân, của nhân viên khách hàng hoặc đã từng sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng, khách hàng tiềm năng chưa được khai thác triệt để. Ngoài ra, công tác quảng bá và tìm kiếm khách hàng mới - đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có quy mô lớn, còn nhiều hạn chế và gặp một số khó khăn.

Tóm tắt chương 3:

Ở chương 3, luận văn đã trình bày về tình hình thực hiện hoạt động TTQT của Chi nhánh trong giai đoạn 2010-2012, từ đó đưa ra những nhận xét về kết quả hoạt động TTQT dựa trên tiêu chí về khách hàng, về thị phần thanh toán xuất nhập khẩu trên địa bàn và vềmức biểu phí thanh toán. Hoạtđộng TTQT cũng phát triển theo xu hướng chung của hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Chi nhánh có sự gia tăng cả về số món và trị giá của từng phương thức trong hoạt động TTQT vào năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2012, do ảnh hưởng từ những biến động của tình hình chung trên thế giới và ảnh hưởng xấu từ các vụ liên quan hình sự của Trung ương dẫn tới kết quả hoạt động chung của Chi nhánh sụt giảm. Bên cạnh đó, thị phần hoạt động TTQT của Chi nhánh trên địa bàn Tp.HCM vẫn còn rất khiêm tốn do áp lực cạnh tranh qua lớn từ các ngân hàng chuyên phục vụ mảng TTQT. Trong cơ cấu hoạt động TTQT tại Chi nhánh qua 3 năm thì phương thức nhờ thu vẫn chiếm tỷ trọng vượt trội hơn chuyển tiền và L/C, tuy vậy, đã dần có sự chuyển dịch cơ cấu để có thể tận dụng hiệu quả nhất ba phương thức này. Chương 3 cũng đề cập đến những mặt đạt được và hạn chế còn tồn tại cũng như những nguyên nhân gây ra hạn chế đó trên cơ sở lí thuyết về những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT đã được đề cập ở chương trước.

CHƯƠNG 4. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank - Chi nhánh Sài Gòn - Luận án tốt nghiệp Đại học - Đặng Ngọc Dung - 2014 (Trang 63 - 66)

w