Tình hình thực hiện TTQT bằng các phương thức tại Agribank Chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank - Chi nhánh Sài Gòn - Luận án tốt nghiệp Đại học - Đặng Ngọc Dung - 2014 (Trang 42 - 55)

Agribank Chi nhánh Sài Gòn

3.5.3.1 Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức nhờ thu

Theo tác giả Trầm Thị Xuân Hương trong giáo trình Thanh toán quốc tế (NXB Thống kê, 2010, tr.173) có định nghĩa về phương thức nhờ thu

“Là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung cấp dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu và chứng từ hàng hóa liên quan (nếu có).

Nhờ thu là một sự thỏa thuận giữa người mua và người bán mà sau khi giao hàng lên tàu, hối phiếu được người bán kí phát cho người mua. Còn chứng từ hàng hóa thì được gửi đến người mua hoặc đến ngân hàng phục vụ bên bán với chỉ thị rõ ràng về việc nhờ thu và được chuyển đến ngân hàng đại lý ở nước ngoài để có thể nhận được sự thanh toán từ phía người mua.

Trên cơ sở thư yêu cầu thanh toán do người bán lập ủy thác nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Ngân hàng thực hiện đúng theo như chỉ thị nhận được, hối phiếu và bộ chứng từ được gửi ra ngân hàng nước ngoài để chuyển giao cho người mua theo những điều khoản và điều kiện được ghi rõ trong chỉ thị nhờ thu (do ngân hàng bên bán lập gửi ngân hàng nước người mua) nhằm đạt được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu từ phía ngân hàng người mua.”

Phương thức nhờ thu được thực hiện dưới hai hình thức đó là: nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Căn cứ vào thời hạn trả tiền nhờ thu kèm chứng từ có hai loại đó là: nhờ thu trả tiền đổi chứng từ và nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ.

Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức nhờ thu tại Agribank chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2010-2012 được thể hiện trong bảng số liệu và biểu đồ dưới đây:

300000.0 250000.0 200000.0 150000.0 100000.0

Nhờ thu xuất Nhờ thu nhập Tổng

50000.0 .0

2010 2011

Năm 2012

Bảng 3.8: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức nhờ thu tại Agribank chi nhánh Sài Gòn Đơn vị: Ngàn USD Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2011/2010 Số món Trị giá Số món Trị giá Số món Trị giá Số món Trị giá (%) Số món Trị giá (%) Nhờ thu xuất 472 201.383 398 236.539 353 124.300 -74 35.156 17,46 -45 -112.239 -47,45 Nhờ thu nhập 104 5.814 119 4.972 112 2.985 15 -842 -14,48 -7 -1.987 -39,96 Tổng 576 207.197 517 241.511 465 127.285 -59 34.314 16,56 -52 -114.226 -47,3

Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn

Biểu đồ 3.6: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức nhờ thu tại Agribank chi nhánh Sài Gòn

Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn

31 D oa n h s (N n U SD )

32 Khi thực hiện phương thức nhờ thu thì ngân hàng phải tuân thủ theo những quy định của ICC và các tập quán quốc tế. Trong nghiệp vụ này thì ngân hàng là người thu hộ và được hưởng hoa hồng. Trong phương thức thanh toán này thì người xuất khẩu chịu rủi ro cao nhất vì việc thanh toán tiền hàng còn tùy thuộc vào nhà nhập khẩu.Vì thế phương thức này chỉ áp dụng khi người xuất khẩu đã biết rõ người nhập khẩu và người nhập khẩu thực sự đáng tin cậy.

Qua bảng số liệu và biểu đồ hoạt động TTQT thanh toán bằng phương thức nhờ thu, ta có thể thấy được doanh số từ hoạt động TTQT bằng phương thức nhờ thu trong giai đoạn trên có sự tụt giảm rõ rệt. Cụ thể hơn:

Nhờ thu xuất khẩu

Năm 2010, Chi nhánh thực hiện yêu cầu nhờ thu của người xuất khẩu nước ngoài được 472 món và đạt giá trị là 201.383 ngàn USD.

Đến năm 2011, tuy số món của phương thức này giảm 74 món nhưng trị giá lại tăng lên 35.156 ngàn USD. Nguyên nhân có sự mất cân đối này là do trị giá của từng bộ hồ sơ nhờ thu trong năm này lớn cho nên dù số món có giảm nhưng tổng trị giá vẫn tăng.

Sang năm 2012, có sự sụt giảm cả về số món và trị giá trong hoạt động TTQT bằng phương thức nhờ thu. Phương thức này giảm 45 món và giảm 112.239 ngàn USD về giá trị, tương đương 47,45%. Nhìn chung qua ba năm, nhờ thu xuất khẩu của Chi nhánh có xu hướng giảm. Lí do cho sự suy giảm này là việc các doanh nghiệp trên thế giới bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cho nên họ ngại chấp nhận rủi ro, và để đảm bảo an toàn cho mình, các doanh nghiệp nước ngoài chuyển sang sử dụng phương thức tín dụng chứng từ nhiều hơn làm ảnh hưởng đến hoạt động TTQT bằng phương thức nhờ thu của Chi nhánh.

Nhờ thu nhập khẩu

Năm 2010, nhờ thu nhập khẩu của Chi nhánh đạt 104 món và thu về giá trị là 5.814 ngàn USD.

Năm 2011, nếu như nhờ thu xuất khẩu giảm về số món và tăng về giá trị thì nhờ thu nhập khẩu có sự tăng về số món và giảm về giá trị. Cụ thể, Chi nhánh chỉ thanh toán được 119 món (tăng 15 món) nhưng tổng giá trị nhờ thu nhập khẩu lại giảm 14,48% so với cùng kì năm trước. Một trong những nguyên nhân là do số lượng nhờ thu nhập khẩu gửi đến ngân hàng vào thời điểm cuối năm ngày càng nhiều và do thời gian thanh toán nhờ thu tương đối dài, vì thế những hồ sơ nhờ thu này sẽ chuyển sang năm sau để thanh toán.

Đến năm 2012, thanh toán bằng nhờ thu nhập khẩu lại tiếp tục giảm cả về số món (giảm 7 món) và về giá trị (giảm 1.987 ngàn USD, tương đương 39,96%). Được biết cán cân xuất nhập khẩu của nước ta trong năm này là dương và nước ta lần đầu tiên đạt được xuất siêu. Tuy nhiên, chủ yếu là do nhập khẩu của nước ta đã giảm, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động nhờ thu nhập khẩu của Chi nhánh. Bên cạnh đó, tương tự các doanh nghiệp ngoài nước, các doanh nghiệp trong nước cũng dần e ngại việc chịu rủi ro từ phương thức này nên dần chuyển sang sử dụng phương thức khác để đảm bảo an toàn cho hoạt động thương mại của mình.

Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức nhờ thu:

Bảng 3.9: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức nhờ thu

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Nhờ thu xuất 97,19 97,94 97,65

Nhờ thu nhập 2,81 2,06 2,35

Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn

Biểu đồ 3.7: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức nhờ thu 2010 2011 2012 Nhờ thu xuất Nhờ thu nhập

Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn

Tỷ trọng của phương thức nhờ thu xuất khẩu luôn chiếm ưu thế tuyệt đối hơn nhờ thu nhập khẩu, cụ thể là qua ba năm tỷ trọng này luôn cao hơn 97% và có xu hướng ngày càng tăng. Từ đó ta có thể thấy được, các doanh nghiệp nước ngoài luôn tạo được uy tín cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước vì khi sửdụng phương

pháp này người xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro lớn hơn người nhập khẩu. Ngoài ra, các khách hàng của Chi nhánh cũng chưa xây dựng được một niềm tin tuyệt đối cho các

đối tác nước ngoài để họ có thể gia tăng sử dụng phương thức nhờ thu trong thanh toán xuất nhập khẩu.

3.5.3.2 Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức chuyển tiền

Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định. Phương thức chuyển tiền có thể là bộ phận của phương thức thanh toán khác nhau như phương thức nhờ thu, tín dụng dự phòng, tín dụng chứng từ…nhưng cũng có thể là một phương thức thanh toán độc lập.

Phương thức chuyển tiền được sử dụng trong hai trường hợp thanh toán trước tiền hàng và thanh toán sau tiền hàng. Thanh toán trước thì tiện lợi cho người bán song lại bất lợi cho người mua, vì người mua buộc phải có một số lượng vốn lưu động đáng kể bị ghim giữ trong một khoảng thời gian dài. Hơn nữa, nếu hàng hóa kém chất lượng, hay người sản xuất bị phá sản không còn khả năng giao hàng, hoặc các vấn đề khác nảy sinh từ tình hình kinh tế, chính trị không ổn định dẫn đến phương thức ứng tiền trước có thể gặp rủi ro. Vì vậy phương thức này không được phổ biến và sử dụng rộng rãi trong ngoại thương. Thanh toán sau thì thuận lợi cho người mua và bất lợi cho người bán vì việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí và khả năng tài chính của người mua.

Chuyển tiền được thực hiện dưới các hình thức:

- Chuyển tiền bằng thư

- Chuyển tiền bằng điện

- Chuyển tiền bằng séc ngân hàng, hối phiếu ngân hàng

Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức chuyển tiền tại Agribank chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2010-2012 được thể hiện trong bảng số liệu và biểu đồ dưới đây:

250000.0 200000.0 150000.0 100000.0 50000.0

Chuyển tiền đến Chuyển tiền đi Tổng

.0

2010 2011

Năm 2012

Bảng 3.10: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức chuyển tiền tại Agribank chi nhánh Sài Gòn

Đơn vị: Ngàn USD

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2011 /2010

Số món Trị giá Số món Trị giá Số món Trị giá Số món Trị giá (%) Số món Trị giá (%) Chuyển tiền đến 1.236 159.459 1.057 90.065 918 68.274 -179 -69.394 -43,52 -139 -21.791 -24,19

Chuyển tiền đi 600 39.169 538 15.365 446 29.581 -62 -23.804 -60,77 -92 14.216 92,52

Tổng 1.836 198.628 1.595 105.430 1.364 97.855 -241 -93.198 -46,92 -231 -7.575 -7,18

Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn

Biểu đồ 3.8: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức chuyển tiền tại Agribank chi nhánh Sài Gòn

Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn

35 D oa n h s (N n U SD )

36

Chuyển tiền đến:

Hoạt động này bao gồm các hoạt động kiều hối, thực hiện lệnh thanh toán tiền hàng bằng cách chuyển tiền trước hoặc sau khi giao hàng .Đây là các sản phẩm dịch vụ sẵn có, tùy thuộc rất nhiều vào lượng khách hàng mở tài khoản tại Agribank Sài Gòn và uy tín thanh toán của Chi nhánh.

Năm 2010, Chi nhánh đã thực hiện 1.236 món chuyển tiền đến, đạt giá trị là 159.459 ngàn USD.

Năm 2011, có sự sụt giảm đáng kể về số món và giá trị trong hoạt động chuyển tiền đến, cụ thể số món được thanh toán bằng phương thức này giảm 179 món và giảm 69.394 ngàn USD về giá trị. Một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng sâu sắc đến doanh thu từ hoạt động này là do việc ảnh hưởng xấu của nền kinh tế đến các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp này khó xuất được hàng hóa do nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất của đối tác nước ngoài bị hạn chế. Ngoài ra, các doanh nghiệp này phải chuyển sang sử dụng các phương thức thanh toán khác có chi phí cao hơn nhưng đảm bảo an toàn cho chính mình. Mặt khác, các khách hàng cá nhân ở nước ngoài của Chi nhánh cũng gặp phải những khó khăn về tài chính nên họ hạn chế gửi tiền về cho thân nhân ở Việt Nam, các tổ chức tài trợ kinh tế cũng hạn chế việc tài trợ cho những dự án kinh tế , điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số TTQT bằng phương thức chuyển tiền này.

Đến năm 2012, số món và tổng giá trị của chuyển tiền đến mà Chi nhánh thanh toán được cũng tiếp tục giảm, giảm 139 món và giảm 21.791 ngàn USD về giá trị. Tuy nhiên, tốc độ sụt giảm trị giá so với năm trước đã được cải thiện và có xu hướng gia tăng lên trong tương lai.Tuy các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau một cuộc suy thoái kinh tế nặng nề nhưng trong năm này, họ đã cố gắng gia tăng sản xuất để có thể bắt kịp thế giới. Ngoài ra, cũng trong năm này lượng kiều hối gia tăng đáng kể, các tổ chức tài trợ kinh tế cũng bắt đầu xem xét việc đầu tư vào nước ta. Các điều trên giúp hoạt động chuyển tiền đi của Chi nhánh suy giảm ít hơn, tuy nhiên, riêng các khách hàng cả doanh nghiệp và cá nhân của Chi nhánh vẫn còn bị ảnh hưởng khá nặng nề về tình hình tài chính nên hoạt động này vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong đợi.

Chuyển tiền đi:

Hiện nay theo quy định của chế độ quản lí ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mọi tổ chức cá nhân cư trú và không cư trú đều phải tuân thủ theo các quy định này làm cho việc chuyển tiền của cá nhân ra nước ngoài còn hạn chế. Các khách hàng của Chi nhánh sử dụng phương thức chuyển tiền đi thường là các doanh nghiệp nhập khẩu, hoặc là từ các cá nhân có nhu cầu du học, chữa bệnh, du lịch, định

cư,…Trong đó, các doanh nghiệp thường đóng góp phần lớn trong giá trị doanh số TTQT bằng phương thức chuyển tiền.

Năm 2010, Chi nhánh thực hiện được 600 món và đạt giá trị là 39.169 ngàn USD trong hoạt động thanh toán chuyển tiền đi.

Năm 2011, cũng như chuyển tiền đến, hoạt động thanh toán chuyển tiền đi có sự suy giảm rõ rệt về số món cũng như tổng trị giá. Cụ thể về số món, phương thức này đã giảm 62 món và giảm 23.804 ngàn USD, tương đương 60,77% về giá trị so với cùng kì năm trước. Một trong những nguyên nhân của sự sụt giảm này là các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước không có nhu cầu nhập khẩu các máy móc, thiết bị để gia tăng sản xuất, mở rộng quy mô nên doanh thu từ chuyển tiền đi cũng bị hạn chế. Ngoài ra, các khách hàng cá nhân trong nước của Chi nhánh do tình hình tài chính không ổn định và bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nền kinh tế cho nên họ cũng không còn chuyển tiền nhiều ra nước ngoài để thanh toán chi phí du học, trợ cấp cho thân nhân hoặc chữa bệnh ở nước ngoài. Bên cạnh đó, nhu cầu du lịch và định cưnước ngoài cũng không còn cao gây tác động xấu đến tình hình hoạt động của Chi nhánh.

Sang năm 2012, số món của hoạt động thanh toán này giảm 92 món trong khi đó tổng trị giá lại có xu hướng tăng lên đáng kể và tăng 14.216 ngàn USD, tương đương 92,52%. Tuy số món giảm nhưng trị giá của mỗi món cao cho nên làm cho tổng trị giá tăng trong năm này. Nguyên nhân của sự gia tăng về giá trị thứ nhất là do nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu về tiêu dùng của các cá nhân gia tăng trở lại. Thứ hai, phía đối tác nước ngoài mất tín nhiệm vào khả năng thanh toán đúng hạn của các đơn vị trong nước, buộc các đơn vị mua hàng phải thực hiện thanh toán tiền hàng theo hình thức chuyển tiền trước, làm cho nhu cầu chuyển tiền của các đơn vị gia tăng.

Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức chuyển tiền:

Bảng 3.11: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức chuyển tiền

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chuyển tiền đến 80,28 85,43 69,77

Chuyển tiền đi 19,72 14,57 30,23

Biểu đồ 3.9: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức chuyển tiền 2010 2011 2012 Chuyển tiền đến Chuyển tiền đi

Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn

Trong cơ cấu thanh toán bằng phương thức chuyển tiền của Chi nhánh, tỷ trọng của chuyển tiền đến luôn chiếm một vị trí cao tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong khi đó, chuyển tiền đi tuy có sự giảm nhẹ vào năm 2011 nhưng tỷ trọng đã tăng lên và chiếm hơn 30% trong cơ cấu. Qua đó, có thể thấy được các khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu và các khách hàng cá nhân ở trong nước đã gia tăng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mình. Mặt khác, họ ngày càng tin dùng vào dịch vụ chuyển tiền của Chi nhánh với thủ tục đơn giản, phục vụ nhanh chóng, lệ phí thấp và đáp ứng nhu cầu chuyển tiền đến hơn 1001 ngân hàng đại lí ở 109 quốc gia trên thế giới.

3.5.3.3 Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

Tại Điều 2 UCP 600, tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: Tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank - Chi nhánh Sài Gòn - Luận án tốt nghiệp Đại học - Đặng Ngọc Dung - 2014 (Trang 42 - 55)

w