Tình hình doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua Agribankchi nhánh Sà

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank - Chi nhánh Sài Gòn - Luận án tốt nghiệp Đại học - Đặng Ngọc Dung - 2014 (Trang 39 - 42)

Bảng 3.6: Doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua Agribankchi nhánh Sài Gòn

Đơn vị: ngàn USD Các chỉ tiêu2010 2011 2012 Chênh lệch Chênh lệch Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%)

Doanh số xuất khẩu 434.407 437.299 308.750 2.892 0,67 -128.549 -29,4

Doanh số nhập khẩu 84.312 64.273 41.988 -20.039 -23,77 -22.285 -34,67

Tổng 518.719 501.572 350.738 -17.147 -3,31 -150.834 -30,07

Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn

Biểu đồ 3.4 :Doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua Agribankchi nhánh Sài Gòn

Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn

D oa n h s (N n U SD )

Năm 2010, chỉ tiêu doanh số xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt là 434.407 ngàn USD và 84.312 ngàn USD.

Đến năm 2011, tổng doanh số đã giảm 3,31% so với năm trước. Trong đó, doanh số xuất khẩu tuy có tăng nhẹ 2.892 ngàn USD tương đương 0,67% nhưng do nhập khẩu đã giảm mạnh đến 23,77% nên làm kết quả hoạt động TTQT cũng giảm theo. Có thể thấy hoạt động kinh doanh không chỉ của chi nhánh mà còn của các khách hàng bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình kinh tế trong năm 2011 này: lạm phát tăng cao, nợ xấu của các ngân hàng, các doanh nghiệp liên tiếp gặp khó khăn, dẫn tới thua lỗ, phá sản.

Sang đến năm 2012, hoạt động TTQT của chi nhánh lại tiếp tục gặp bất lợi, tiếp tục giảm mạnh và giảm đến 150.834 ngàn USD tương đương giảm 30,07%. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Nhìn chung qua 3 năm, tổng doanh số TTQT của chi nhánh có xu hướng giảm rõ rệt một phần là do bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế chung, mặt khác đến từ sự cạnh tranh thị phần của các ngân hàng khác trên địa bàn Tp.HCM. Tỷ trọng của doanh thu đến từ xuất khẩu luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu.

3.5.2 Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT

Bảng 3.7: Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT tại

Agribank chi nhánh Sài Gòn

Đơn vị: Ngàn USD Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng L/C 112.894 21,76 154.631 30,83 125.598 35,81 Nhờ thu 207.197 39,94 241.511 48,15 127.285 36,29 Chuyển tiền 198.628 38,29 105.430 21,02 97.855 27,90 Tổng 518.719 100 501.572 100 350.738 100

120 100 80 60 40 20

0 Chuyển tiền Nhờ thuL/C

20102011

2012

Năm

Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT tại Agribank chi nhánh Sài Gòn

Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy trong doanh số TTQT ở Agribank chi nhánh Sài Gòn trong giai đoạn 2010-2012, phương thức nhờ thu vẫn là phương thức được ưa dùng của đa số khách hàng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số xuất khẩu. Nguyên nhân là do các khách hàng của chi nhánh đã tin tưởng vào chất lượng hoạt động, đánh giá cao các gói sản phẩm thanh toán quốc tế mặc dù phương thức này có một số điểm yếu nhất định như là người ban chưa khống chế được việc trả tiền của người mua, người mua có thể kéo dài việc trả tiền hoặc không trả tiền nếu thấy tình hình kinh tế bất lợi. Ngoài ra, bản thân các doanh nghiệp này đã đánh giá được những đối tác của mình, chọn ra những đối tác đáng tin cậy để thanh toán bằng phương thức ủy nhiệm nhờ thu để giảm chi phí thanh toán cho mỗi bộ hồ sơ.

Trong khi đó, thanh toán bằng L/C từ vị trí chiếm tỷ trọng thấp nhất năm 2010 (gần 21,76%) đã ngày càng được sử dụng rộng rãi và chiếm tỷ trọng cao hơn, chỉ đứng sau phương thức ủy nhiệm nhờ thu trong cơ cấu năm 2012. Lí do là trong giai đoạn trên, chi nhánh đã áp dụng nhiều ưu đãi cho các chương trình tài trợ và việc sử dụng một mức phí thanh toán hợp lí cũng thu hút nhiều khách hàng sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C. Mặt khác, tình hình kinh tế trong nước cũng như của thế giới biến động theo chiều hướng không tốt nên các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn cho các món hàng của mình vì thế các doanh nghiệp đã dần chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C mặc dù thu phí cao hơn.

T tr ọn g (% )

Phương thức chuyển tiền chiếm 38,29% trong cơ cấu thanh toán xuất khẩu năm 2010, đứng thứ 2 chỉ sau nhờ thu, tuy nhiên có xu hướng giảm trong 3 năm qua. Năm 2012, chuyển tiền là phương thức ít được sử dụng nhất trong 3 phương thức trên (chỉ chiếm gần 28% trong cơ cấu).Một trong những nguyên nhân đó là tình hình tài chính của các cá nhân và doanh nghiệp trong ngoài nước bị hạn chế cho nên việc chuyển tiền cũng suy giảm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank - Chi nhánh Sài Gòn - Luận án tốt nghiệp Đại học - Đặng Ngọc Dung - 2014 (Trang 39 - 42)

w