ALEX BERGER KHAO KHÁT NHỮNG LỜI PHÊ BÌNH VÀ MAKE JACKSON KHÔNG KIỂM TRA EMAIL

Một phần của tài liệu Kỹ năng và đam mê cái nào đi trước (Trang 64 - 68)

Chương 7: Trở Thành Một Người Thợ Lành Nghề

ALEX BERGER KHAO KHÁT NHỮNG LỜI PHÊ BÌNH VÀ MAKE JACKSON KHÔNG KIỂM TRA EMAIL

JACKSON KHÔNG KIỂM TRA EMAIL

Hãy cùng xem xét trường hợp của Alex Berger - từ trợ lý trở thành đồng sáng lập một bộ phim truyền hình dài tập trong vòng hai năm. Alex chia sẻ rằng để đạt đến trình độ viết kịch bản đạt “chất lượng truyền hình”có thể mất tối thiểu từ vài năm cho đến tận 25 năm. Anh giải thích lý do mình thăng tiến

nhanh như vậy là vì anh luôn bị ám ảnh bởi việc cải thiện bản thân theo kiểu nhà vô địch hùng biện. Anh nói, “Tôi luôn có khao khát trở nên giỏi hơn. Nó giống như một môn thể thao vậy bạn cần luyện tập và học hỏi.“Alex thừa nhận rằng mặc dù bây giờ anh đã là một nhà viết kịch bản nổi tiếng, nhưng anh vẫn đọc các quyển sách hướng dẫn viết kịch bản và điều chỉnh những chỗ anh nghĩ mình có thể cải thiện được. Anh nói, “Đó là một quá trình học hỏi không ngừng nghỉ.”

Một điều nữa mà tôi nhận thấy ở Alex chính là cách học này không được thực hiện một cách đơn lẻ. Alex cho biết, “Bạn cần phải liên tục lắng nghe thông tin phản hồi từ đồng nghiệp và các chuyên gia.“Trên chặng đường thăng tiến của mình, Alex luôn chọn những dự án mà anh bắt buộc phải trình bày sản phẩm của mình cho người khác, ví dụ như khi còn làm trợ lý tại NBC, anh đã viết hai kịch bản thử nghiệm: một cho VH1 và một cùng với một nhà sản xuất mà anh gặp tại National Lampoon. Trong cả hai trường

hợp, tất cả mọi người đều chờ đợi đọc kịch bản của anh - việc né tránh những lời phê bình là gần như không thể. Một ví dụ khác nữa là kịch bản Curb Your Enthusiam - đây là kịch bản đã giúp Alex được làm việc

chung với Michaẹl Eisner - nhận được rất nhiều lời nhận xét từ đồng nghiệp của Alex và chính anh yêu cầu họ làm vậy. Alex nhớ lại, “Bây giờ khi nhìn lại, tôi thật sự thấy xấu hổ khi đã cho mọi người xem nó.“Nhưng nếu anh ấy muốn trở nên tốt hơn thì đó là điều cần thiết. “Tôi mong rằng 10 năm sau tôi có thể nhìn lại và nói đúng những lời như vậy về những tác phẩm tôi đang viết lúc này.”

Chúng ta có thể nhìn thấy ở Alex những đặc điểm mà Anders Ericsson định nghĩa là then chốt đối với việc luyện tập có chủ đích. Alex cải thiện khả năng bằng cách nhận những dự án vượt ngoài vùng thoải mái hiện tại của mình; và không chỉ một dự án tại một thời điểm, mà thường là ba đến bốn kịch bản cùng lúc, trong khi vẫn hoàn thành trách nhiệm công việc chính của mình. Sau đó anh liên tục xin thông tin phản hồi về tất cả mọi thứ - dù cho bây giờ khi nhìn lại, anh cảm thấy xấu hổ về chất lượng của những kịch bản mà anh đã gửi đi. Đây chính là luyện tập có chủ đích: và nó đã phát huy tác dụng. Nó giúp Alex thu thập vốn liếng sự nghiệp trong một thị trường kẻ-thắng- được-tất-cả, một thị trường nổi tiếng với việc không thích trao vốn liếng sự nghiệp cho ai.

Chúng ta cũng có thể thấy quyết tâm luyện tập có chủ đích tương tự trong câu chuyện của Mike Jackson. Tại mỗi giai đoạn trên con đường trở thành

nhà đầu tư mạo hiểm, anh đều tiếp nhận các dự án vượt ngoài khả năng hiện tại của mình và nỗ lực thực hiện dự án thành công. Anh đảm nhận một luận án thạc sỹ đầy tham vọng mà sau đó chuyển nó thành một dự án nghiên cứu quốc tế thậm chí còn tham vọng hơn thế. Từ dự án ấy anh bước chân vào thế giới khắc nghiệt của những công ty khởi nghiệp, nơi mà nếu không có nguồn đầu tư từ bên ngoài, thì khả năng chi trả tiền thuê nhà của anh đều hoàn toàn dựa vào việc anh có nghĩ ra được cách xoay sở nhanh chóng hay không.

Hơn thế nữa, tại bất kỳ giai đoạn nào trên con đường này, Mike không chỉ tự thử thách bản thân, anh còn nhận được thông tin phản hồi trực tiếp. Công trình nghiên cứu cho dự án quốc tế mà anh dẫn dắt sẽ được bình duyệt - nơi mà anh nhận được các phản hồi khắc nghiệt. Khi điều hành công ty khởi nghiệp của mình, những phản hồi này xuất hiện dưới hình thức số tiền thu vào. Nếu điều hành công ty một cách tệ hại, chắc chắn Mike sẽ không thoát khỏi sự thật này: Thông tin phản hồi sẽ ập đến dưới hình thức phá sản.

Trong vai trò là một nhà đầu tư mạo hiểm, Mike luôn nỗ lực thử thách năng lực của mình, dựa trên các phản hồi. Công cụ mới mà anh sử dụng là một danh sách theo dõi cách anh sử dụng mỗi giờ của mình trong ngày. Anh giải thích, “Mỗi đầu tuần, tôi tính toán thời gian mà tôi muốn dành ra cho các hoạt động khác nhau. Sau đó tôi theo dõi xem mình thực hiện được đến đâu so với mục tiêu đặt ra.“Trong danh sách mẫu gửi cho tôi, anh chia các hoạt động của mình thành hai mục: khó thay đổi (nghĩa là, các công việc hàng tuần mà anh không thể tránh né) và rất có thể thay đổi được (các hoạt động mà anh có thể kiểm soát được). Dưới đây là thời lượng anh dành ra cho từng hoạt động:

Mục tiêu của Mike khi sử dụng danh sách này là trở nên “có chủ đích”hơn với một ngày làm việc của mình. Anh nói, “Việc dễ nhất chính là có mặt tại công ty vào buổi sáng và trả lời e-mail suốt ngày hôm đó. Nhưng đó không phải là cách thức sử dụng thời gian hiệu quả.“Mike thừa nhận rằng anh không còn “sử dụng e-mail nhiều.“Kể cả trong khoảng thời gian chúng tôi làm việc với nhau để viết quyển sách này, thỉnh thoảng Mike mới trả lời các e-mail tôi gửi cho anh. Cuối cùng tôi nhận ra rằng tốt hơn hết là nên gọi cho anh ấy khi anh đang trên đường đến văn phòng ở Palo Alto. Dĩ nhiên khi suy nghĩ kỹ càng thì điều này hoàn toàn hợp lý từ góc nhìn của Mike. Việc dành

cả tiếng đồng hồ ngập ngụa trong hàng đống e-mail không quan trọng từ những tác giả như tôi hay những sinh viên kinh tế mong muốn được nhận những lời chỉ dẫn, cùng với những thứ nhỏ nhặt khác, sẽ ảnh hưởng đến khả năng gọi vốn và tìm kiếm những công ty tốt của anh - đây mới là công việc chính mà mọi người đánh giá anh. Liệu anh ấy có khiến người khác khó chịu vì việc này không? Có thể. Nhưng lấy ví dụ như tôi cuối cùng cũng buộc phải gọi cho anh trong lúc anh đang di chuyển thì bạn sẽ thấy rằng: Những thứ quan trọng sẽ tìm đường đến với anh, nhưng vẫn nằm trong thời gian biểu của Mike.

Khi nhìn vào danh sách của Mike, bạn sẽ nhận thấy anh hạn chế số giờ cho những công việc bắt buộc mà không giúp anh trở nên tốt hơn (18 tiếng). Thay vào đó, phần lớn một tuần của anh tập trung vào những gì quan trọng nhất: gọi vốn, xem xét các nguồn tài trợ, và giúp đỡ các công ty tài trợ (27 tiếng). Nếu không có sự theo dõi cẩn thận này thì tỷ lệ trên có lẽ đã khác đi rất nhiều.

Đây chính là một ví dụ tuyệt vời của việc luyện tập có chủ đích trong công việc. “Tôi muốn dành thời gian cho những gì quan trọng, thay vì cho những thứ cấp bách,“Mike chia sẻ. Mỗi cuối tuần anh đều in số liệu ra để xem mình thực hiện mục tiêu tốt đến mức nào, và sử dụng những phản hồi này để dẫn dắt bản thân vào tuần kế tiếp. Việc anh được thăng chức ba lần trong vòng chưa đến ba năm đã nhấn mạnh tính hiệu quả của phương pháp luyện tập có chủ đích này.

Một phần của tài liệu Kỹ năng và đam mê cái nào đi trước (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)