SỨ MỆNH ĐƯỢC THỨC ĐẤY BỞI VỐN LIẾNG SỰ NGHIỆP

Một phần của tài liệu Kỹ năng và đam mê cái nào đi trước (Trang 111 - 112)

Chương 13: Sức Mạnh Đòi Hỏi Của Vốn Liếng Sự Nghiệp

SỨ MỆNH ĐƯỢC THỨC ĐẤY BỞI VỐN LIẾNG SỰ NGHIỆP

Như chúng ta vừa tìm hiểu, các đột phá khoa học đòi hỏi trước tiên bạn phải đến được vùng tiên tiến nhất trong lĩnh vực của bạn. Chỉ khi đó bạn mới có thể nhìn thấy vùng khả thi kế cận, nơi mà các ý tưởng sáng tạo gần như luôn được phát hiện. Sau đây là kết luận mà tôi có được khi suy ngẫm về Pardis Sabeti và giả thuyết về sự đổi mới của Johnson: Một sứ mệnh sự nghiệp tốt

cũng tương tự một bước đột phá khoa học - nó là một sự đổi mới đang chờ được khám phá ở vùng khả thi kế cận trong lĩnh vực của bạn. Vì

vậy, nếu bạn muốn xác định một sứ mệnh cho sự nghiệp của bạn, trước tiên bạn cần phải tiến vào vùng tiên tiến nhất - đó là nơi duy nhất mà những sứ mệnh này thể hiện rõ trước mắt bạn.

Điều này giải thích cho sự khó khăn vất vả của Sarah: Cô cố gắng tìm sứ mệnh trước khi tiến vào vùng tiên tiến nhất (Sarah chỉ mới là nghiên cứu

sinh được hai năm vào thời điểm cô bắt đầu lo lắng về sự thiếu tập trung của mình). Từ góc nhìn của một nghiên cứu sinh mới, cô ấy còn ở quá xa vùng tiên tiến nhất và gần như không có hy vọng nhìn thấy được vùng khả thi kế cận, và nếu cô không thể nhìn thấy vùng này, thì nhiều khả năng cô không thể xác định một định hướng hấp dẫn cho công việc. Theo giả thuyết của Johnson, Sarah đã có thể làm tốt hơn bằng cách tinh thông một lĩnh vực có triển vọng đầu tiên - một nhiệm vụ có thể tốn nhiều năm trời - và chỉ sau đó mới bắt đầu chú ý đến việc tìm kiếm sứ mệnh.

Chính khoảng cách đến vùng khả thi kế cận này cũng gây khó khăn cho Jane. Cô muốn thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có thể thay đổi cách sống của mọi người. Tuy nhiên, một tổ chức phi lợi nhuận thành công cần có một triết lý cụ thể với bằng chứng mạnh mẽ về hiệu quả của nó. Jane không hề có một triết lý như vậy. Để tìm được nó, cô cần phải nhìn thấy vùng khả thi kế cận trong lĩnh vực phi lợi nhuận của mình, và điều này đòi hỏi cô trước tiên

phải đến được vùng tiên tiến nhất trong nỗ lực nâng cao đời sống của người khác - một quá trình mà đối với Sarah đòi hỏi sự kiên nhẫn và nhiều năm làm việc. Jane đang cố xác định một sứ mệnh trước khi cô tiến đến vùng tiên tiến nhất và dễ dàng tiên đoán được là cô không thể nghĩ ra bất kỳ thứ gì để nhận được sự ủng hộ của người khác.

Ngẫm lại, chúng ta thấy những phát hiện này rất hiển nhiên. Nếu những sứ mệnh tạo nên sự thay đổi trong cuộc sống có thể được tìm thấy chỉ với một chút suy ngẫm và một thái độ lạc quan, thì có lẽ việc thay đổi thế giới này là quá đỗi bình thường. Nhưng nó hoàn toàn không bình thường; nó rất hiếm. Và bây giờ chúng ta đã hiểu sự hiếm có này là bởi vì những đột phá đó đòi hỏi bạn trước tiên phải bước vào vùng tiên tiến nhất, điều này rất khó - và hầu hết chúng ta đều cố né tránh trở ngại này trong đời sống công việc của mình.

Những bạn đọc tinh ý chắc sẽ nhận ra việc “bước vào vùng tiên tiến nhất”này có điểm gì đó tương đồng với khái niệm vốn liêng sự nghiệp. Việc bước vào vùng tiên tiến nhất của một lĩnh vực cũng có thể hiểu theo ngữ cảnh sau: Quá trình này xây dựng những kỹ năng hiếm có và quý giá, từ đó tạo nên nguồn vốn sự nghiệp của bạn. Tương tự, việc xác định một sứ mệnh hấp dẫn khi bạn đã bước vào vùng tiên tiến nhất cũng có thể được hiểu như là đầu tư vốn sự nghiệp để có được những đặc điểm hấp dẫn trong công việc. Hay nói cách khác, sứ mệnh chính là một ví dụ khác của thuyết vốn liếng sự nghiệp trong thực tiễn. Nếu bỏ qua bước này, bạn có thể đi đến kết cục như Sarah và Jane: nhiệt huyết thì có thừa nhưng lại chẳng có gì để thể hiện ra. Không hề ngạc nhiên khi quay lại câu chuyện của Pardis Sabeti, chúng ta thấy rằng con đường dẫn đến sứ mệnh của cô là ví dụ tuyệt vời cho thuyết vốn liếng sự nghiệp áp dụng vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Kỹ năng và đam mê cái nào đi trước (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)