Chương 5: Sức Mạnh Của Vốn Liếng Sự Nghiệp
KHI SỰ LÀNH NGHỀ THẤT BẠ
Không lâu sau khi bắt tay vào viết chương này, tôi nhận được một e-mail từ John, một sinh viên mới tốt nghiệp và là một độc giả lâu năm trên trang blog của tôi. Cậu ấy băn khoăn về công việc tư vấn thuế của mình. Mặc dù cậu nhận thấy công việc “đôi lúc thú vị,“nhưng thời gian làm việc quá dài và yêu cầu công việc được mô tả dữ dội quá, khiến cho cậu khó mà trở nên vượt trội. John phàn nàn, “Bên cạnh việc không thích kiểu làm việc này, tôi còn bận tâm rằng công việc của mình không có ý nghĩa gì lớn lao, và trên thực tế, nó còn làm tổn hại những người dễ bị tổn thương nhất.”
Chương này đưa ra lập luận với góc nhìn thiên về tư duy thợ lành nghề thay vì tư duy lấy đam mê làm trọng. Một trong những yếu tố khiến tư duy thợ lành nghề trở nên ly kỳ là vì những điều không thể biết trước đối với loại công việc bạn làm. Thuyết này nói rằng những đặc điểm định nghĩa một công việc tuyệt vời được mua bằng vốn liếng sự nghiệp; chúng không đến từ việc tìm thấy một công việc phù hợp với niềm đam mê nội tại. Chính vì thế, bạn không cần phải lo lắng liệu mình đã tìm thấy sứ mệnh thật sự của mình hay chưa - hầu hết các công việc đều có thể trở thành nền tảng cho một sự nghiệp hấp dẫn. John đã nghe nói đến lập luận này và gửi e-mail cho tôi bởi vì cậu đang gặp khó khăn trong việc áp dụng nó vào cuộc sống với vai trò chuyên viên tư vấn thuế. Cậu ấy không thích công việc của mình và muốn tìm hiểu liệu, giống như một người thợ giỏi, cậu có nên tiếp tục chịu đựng và tập trung vào việc trở nên giỏi hơn hay không. Đây là một câu hỏi quan
trọng, và dưới đây là những gì tôi nói với John:
Có lẽ là cậu nên từ bỏ công việc của mình.“Ngẫm lại, tôi thấy một điều rằng có một số công việc thích hợp cho việc áp dụng thuyết vốn liếng sự nghiệp hơn là một số công việc khác. Để giúp đỡ John, cuối cùng tôi đã lập ra một danh sách ba đặc điểm nhằm loại bỏ một công việc không giúp ta yêu thích những gì ta làm: