Chương 10: Bẫy Kiểm Soát Thứ Ha
KIỂM SOÁT TẠO NÊN SỰ CHỐNG ĐỐ
Câu chuyện của Lulu chính là một ví dụ của sự kiểm soát khi được thực hiện đúng. Cũng như Ryan và Sarah ở Nông Trại Red Fire, sự nghiệp của Lulu hấp dẫn là do cô đã gắn thêm quyền kiểm soát vào những gì cô làm và cách cô làm những điều đó. Cũng như Ryan và Sarah, Lulu thành công trong khi những người khác thất bại - ví dụ như Jane ở chương trước - là nhờ cô luôn đảm bảo có đủ số vốn sự nghiệp cần thiết để đạt được sự tự chủ này.
Tuy nhiên, có một mối nguy tiềm ẩn trong câu chuyện này. Mặc dù Lulu nắm quyền điều khiển sự nghiệp của mình, nhưng con đường đi đến sự tự do này phát sinh nhiều mâu thuẫn. Gần như mỗi khi đầu tư nguồn vốn sự nghiệp để đạt được quyền kiểm soát, cô luôn gặp sự chống đối. Lấy ví dụ như khi cô tận dụng giá trị bản thân để thương lượng lịch làm việc 30 giờ mỗi tuần trong công việc đầu tiên, người sếp không thể từ chối (cô đang giúp họ tiết kiệm quá nhiều tiền), nhưng họ không thích điều này. Lulu cần có một thần kinh thép để đi tới cùng với đòi hỏi này. Tương tự như vậy, khi cô từ chối cơ hội thăng tiến tuyệt vời để nhận một vị trí không rõ ràng trong một công ty khởi nghiệp bảy người, hầu hết mọi người xung quanh cô đều không hiểu nổi.
“Khi đó cô vừa mới mua nhà,“tôi nhắc cho Lulu nhớ. “Dám từ chối một công việc lương cao hậu hĩnh để đầu quân cho một công ty nhỏ không tên tuổi quả là một điều không dễ.”
Cô đồng ý, “Mọi người đều nghĩ tôi bị điên.“Rời bỏ công ty khởi nghiệp này sau khi nó được mua lại cũng khó khăn không kém. Lulu không muốn đi vào chi tiết nhiều, nhưng ẩn ý trong câu chuyện cho thấy giá trị của cô quá lớn đến mức những người chủ mới dùng mọi thủ thuật để giữ chân cô. Và cuối cùng là bước chuyển tiếp của cô sang công việc tự do cũng đầy rẫy khó khăn. Khách hàng đầu tiên của cô thật sự muốn mời cô về làm toàn thời gian cho dự án của họ, nhưng cô từ chối. Lulu nhớ lại, “Họ thật sự không muốn một người làm việc tự do. Nhưng họ không biết ai khác có thể làm được công việc này, vậy nên họ đành phải đồng ý.”
Càng gặp nhiều người thành công trong việc giành được quyền kiểm soát trong sự nghiệp, tôi càng nghe nhiều câu chuyện tương tự về sự chống đối từ phía những người chủ, bạn bè và gia đình của họ. Một ví dụ khác là về một người tên Lewis. Anh là thực tập sinh trong một chương trình phẫu thuật chỉnh hình nổi tiếng - một chương trình có thể nói là khắc nghiệt và cạnh tranh nhất ngành y. Sau ba năm làm thực tập sinh, anh bắt đầu bất mãn với chế độ quan liêu của bệnh viện. Khi tôi hẹn gặp anh ấy uống cà phê, anh đã cho tôi thấy một ví dụ rất sống động về sự chán nản của cuộc đời một bác sĩ thời hiện đại.
Anh kể, “Có lần tôi nhận một bệnh nhân trong phòng cấp cứu. Ngực anh ta bị hở ra do bị đâm vào tim. Tôi ở trên băng-ca, xoa bóp cho tim của anh ta bằng tay trong lúc chuyển anh ta vào phòng phẫu thuật. Chúng tôi đến phòng phẫu thuật, và dĩ nhiên là anh chàng này cần được truyền máu bởi vì anh ta có một lỗ thủng ở tim.”
“Máu đâu?“tôi hỏi.
“Bộ phận kỹ thuật trả lời, ‘Chúng tôi không thể đưa máu cho cậu được. Cậu không làm thủ tục đăng ký khi vào phòng.’ Anh nên nhớ rằng trên tay tôi là trái tim của anh chàng này khi chúng tôi bước qua cửa, và tôi muốn phát điên lên, ‘Anh đang giỡn mặt với tôi đó hả?’ “
Bệnh nhân ấy đã chết trong phòng phẫu thuật. Có lẽ anh ta cũng sẽ chết kể cả khi được truyền máu, nhưng điểm mấu chốt là sự việc này chính xác là trải nghiệm không có quyền tự chủ khiến Lewis ngày càng chán nản. Anh khao khát nhiều quyền kiểm soát hơn trong cuộc đời mình, vì vậy anh đã làm một chuyện không ngờ đến: Anh xin nghỉ phép hai năm khỏi chương trình thực tập sinh để thành lập công ty bán dụng cụ giáo dục y tế qua mạng.
Khi được hỏi vì sao lại muốn mở công ty, Lewis vẽ ra một bức tranh hấp dẫn. “Có một thứ khiến rất nhiều người trong ngành của tôi phải khổ sở đó là họ có rất nhiều ý tưởng, nhưng lại không biết cách biến chúng thành hiện thực.“Mục tiêu của anh là vẫn trở thành bác sĩ, nhưng đồng thời là đồng sáng lập của công ty này, và công ty sẽ tiếp tục vận hành mà không cần sự giám sát hàng ngày của anh. Khi nảy ra các ý tưởng về giáo dục y khoa - đây là một sở thích của Lewis - anh có thể đưa những ý tưởng đó cho đội ngũ của mình tại công ty và biến nó thành hiện thực.
tưởng về một trò chơi có thể giúp sinh viên học một dạng khái niệm mới, tôi có thể quay sang đội ngũ của tôi tại công ty và nói, ‘Hãy biến nó thành hiện thực.’ “Đối với Lewis, anh cảm thấy cực kỳ mãn nguyện trong việc “tạo nên một thứ gì đó thật sự có ích,“và công ty này sẽ mang đến cơ hội đó cho anh. Tuy nhiên, cũng như Lulu, một khi Lewis đã thành thạo chuyên môn để có thể kêu gọi vốn thành công để thành lập công ty, anh lại trở nên có giá trị trong mắt người chủ đủ để họ không muốn anh ra đi. Anh là người đầu tiên trong lịch sử trong vòng mười năm trở lại đây của chương trình phẫu thuật chỉnh hình xin nghỉ phép khi đang trong kỳ thực tập sinh. Anh nhớ lại, “Họ hỏi tôi: ‘Tại sao cậu lại làm việc này?’ “Quả thật đây không phải là một bước chuyển dễ dàng. Tuy nhiên, khi tôi gặp Lewis, kỳ nghỉ hai năm của anh cũng đã gần hết. Trong thời gian này, công ty của anh đã tiến triển từ một ý tưởng thành một tổ chức có vốn đầu tư dồi dào với một sản phẩm chủ lực nổi tiếng (sản phẩm này là một công cụ giúp cho các sinh viên y khoa chuẩn bị cho kỳ thi) và một dàn nhân viên toàn thời gian sẽ tiếp tục vận hành mọi thứ trong lúc anh quay lại hoàn thành kỳ thực tập của mình. Rõ ràng là Lewis cảm thấy vui về quyết định làm một thứ gì đó khác biệt - tuy nhiên nó chẳng dễ dàng chút nào.
Đây chính là điểm trớ trêu của quyền kiểm soát. Khi chẳng ai quan tâm đến những gì bạn làm với sự nghiệp của bạn, nhiều khả năng lúc đó bạn chưa có đủ vốn liếng sự nghiệp để làm một điều gì đó thú vị. Nhưng một khi bạn đã có đủ số vốn sự nghiệp này, như Lulu và Lewis phát hiện ra, bạn đã trở nên giá trị đến mức ông chủ của bạn sẽ phản đối quyết định của bạn. Đây là những gì tôi suy nghĩ về cái bẫy kiểm soát thứ hai:
Bẫy kiểm soát thứ 2:
Là thời điểm mà bạn đã có đủ số vốn sự nghiệp cần thiết để đạt được sự kiểm soát có ý nghĩa trong công việc. Và đó cũng chính là thời điểm mà bạn trở nên giá trị đến mức ông chủ hiện tại của bạn sẽ cố gắng ngăn cản bạn tạo ra sự thay đổi này.
Nghĩ kỹ thì cái bẫy thứ hai này hoàn toàn có lý. Đạt được nhiều sự kiểm soát hơn trong công việc sẽ mang lại lợi ích cho bạn nhưng dường như không có lợi ích trực tiếp nào với người chủ của bạn. Lấy ví dụ việc giảm thời gian làm việc xuống còn 30 giờ một tuần sẽ mang lại cho Lulu sự tự do thoát khỏi môi trường làm việc ngột ngạt. Tuy nhiên dưới con mắt người chủ, đây chính là hiệu suất bị mất đi. Hay nói cách khác, trong hầu hết các công việc,
bạn nên kỳ vọng rằng người chủ của bạn sẽ chống lại quyết định có được
nhiều quyền kiểm soát hơn của bạn; họ có đủ mọi động cơ để cố gắng thuyết phục bạn tái đầu tư vốn sự nghiệp vào công ty, để có nhiều tiền và thanh thế hơn thay vì nhiều quyền kiểm soát hơn. Và đây quả là một lời mời khó cưỡng lại.