SỰ KIÊN NHẪN CỦA PARIDS

Một phần của tài liệu Kỹ năng và đam mê cái nào đi trước (Trang 112 - 116)

Chương 13: Sức Mạnh Đòi Hỏi Của Vốn Liếng Sự Nghiệp

SỰ KIÊN NHẪN CỦA PARIDS

“Tôi nghĩ rằng chúng ta cần có đam mê để hạnh phúc,“Pardis nói với tôi. Thoạt nghe có vẻ như cô ủng hộ thuyết đam mê mà tôi đã lật tẩy ở Quy tắc #1. Nhưng sau đó cô giải thích rõ hơn: “Chỉ là chúng ta không biết được đam mê đó là gì. Nếu anh hỏi một người nào đó, họ sẽ nói với anh điều mà họ nghĩ rằng họ đam mê, nhưng rất có thể họ đã hiểu sai.“Hay nói cách khác, cô tin rằng đam mê công việc là một điều cần thiết, nhưng Pardis đồng thời cũng tin rằng thật là ngớ ngẩn khi cố gắng đi tìm công việc nào sẽ dẫn đến đam mê này.

Khi bạn nghe câu chuyện của Pardis, nguồn gốc của triết lý này bỗng trở nên rõ ràng. Cô kể, “Khi còn học trung học, tôi rất mê môn toán.“Sau đó cô được học một giáo viên sinh học mà cô rất yêu quý, điều này khiến cô nghĩ rằng sinh học có thể phù hợp với cô. Khi đến MIT, cô buộc phải lựa chọn giữa toán học và sinh học. “Và tôi nhận ra khoa sinh học MIT rất chú trọng đến công tác giảng dạy,“cô giải thích. “Vậy nên tôi chọn sinh học.“Với việc chọn ngành sinh học, cô cần một kế hoạch khác: Cô quyết định rằng số phận của mình là trở thành một bác sĩ. “Tôi đánh giá bản thân mình là một người quan tâm đến người khác. Tôi muốn thực hành y học.”

Pardis đạt thành tích rất tốt tại MIT, cô giành được học bổng Rhodes, và dùng nó để lấy bằng tiến sĩ tại Oxford. Cô tập trung vào nhân chủng học sinh học, một cái tên điển hình hàn lâm kiểu Oxford cho một lĩnh vực mà hầu hết người ta sẽ gọi đơn giản là công nghệ gien.

Chính tại Oxford, Pardis đã quyết định rằng châu Phi và các căn bệnh truyền nhiễm là một chủ đề nghiên cứu thú vị và đầy tiềm năng. Nếu bạn để ý, thì đây là lĩnh vực thứ ba trong cuộc đời sinh viên mà cô cảm thấy bị thu hút - danh sách bây giờ đã có toán học, y học và bệnh truyền nhiễm. Đó chính là lý do mà cô rất thận trọng trong việc xác định trước một sứ mệnh nào đó - theo kinh nghiệm của cô, rất nhiều thứ có thể trông rất hấp dẫn tại nhiều thời điểm khác nhau.

Sau Oxford, Pardis trở về Trường Y Harvard để lấy bằng Tiến sĩ Y dược. Thật thú vị, ngay cả khi cô đang sắp hoàn tất chương trình tiến sĩ trong ngành di truyền học, cô vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ dự cảm trước đây rằng cô sinh ra để làm một bác sĩ. Kết quả là cô trở thành một sinh viên ngành y trẻ tuổi dùng thời gian rảnh của mình để viết luận văn tiến sĩ. Cô cảnh báo, “Nếu anh muốn viết một điều gì đó về việc có một cuộc sống tuyệt vời, đừng hỏi tôi về quãng thời gian tại Harvard. Đó là một giai đoạn gian khổ.”

Pardis hoàn thành luận án của mình và trở thành nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ, vẫn tiếp tục phân thân giữa công việc này với chương trình Tiến sĩ Y dược của mình. Cô đi tàu điện ngầm qua lại giữa Harvard và MIT, MIT là nơi mà bây giờ cô đang làm việc tại Broad Institue cùng nhà di truyền học nổi tiếng Eric Lander. Chính lúc này, ý tưởng của cô về việc sử dụng phân tích thống kê để tìm kiếm bằng chứng về những tiến hóa gần đây của con người bắt đầu đơm hoa kết trái, dẫn đến một bài nghiên cứu của cô được đăng trên tờ Nature vào năm 2002.

Theo như Google Scholar, bài nghiên cứu này đã được trích dẫn hơn 720 lần kể từ ngày đăng tải. Pardis nói, “Mọi người bắt đầu đối xử với tôi khác đi sau bài nghiên cứu. Và đó là khi những lời mời làm việc từ khoa nghiên cứu bắt đầu ùa đến.“Mặc dù trong khoảng thời gian này cô đã hoàn thành chương trình Tiến sĩ Y dược, nhưng chỉ đến lúc này thì sứ mệnh của cô cuối cùng mới trở nên rõ ràng: Trở thành một bác sĩ lâm sàng không còn hợp lý; cô dự định xây dựng sự nghiệp nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng di truyền học tính toán để đánh bại các căn bệnh cổ xưa. Pardis nhận công việc giảng dạy tại Harvard, và cuối cùng thì cô cũng đã sẵn sàng tập trung hoàn toàn vào một mục tiêu duy nhất trong sự nghiệp của mình.

Điều làm tôi ngạc nghiên về câu chuyện của Pardis đó là phải rất lâu trong quá trình học tập cô mới xác định được sứ mệnh - một sứ mệnh giờ đây định nghĩa toàn bộ sự nghiệp của cô. Sự chậm trễ này thể hiện rõ nét nhất bằng quyết định vẫn học - và hoàn thành! - trường Y mặc dù cô đang làm một luận án nghiên cứu tiến sĩ đang bắt đầu tạo ra nhiều sự chú ý. Đây không phải là những hành động của một người biết rõ về số phận của mình ngay từ đầu. Việc nhận thức được sứ mệnh đến rất trễ, vào khoảng thời gian đăng bài trên tờ Nature, khi Pardis cuối cùng đã triển khai ý tưởng về di truyền học

tính toán đến mức sự hữu ích và kỳ vĩ của nó trở nên quá rõ ràng.

Nói theo thuật ngữ của tôi, thì khoảng thời gian dài học tập này, bắt đầu với các lớp sinh học ở đại học và tiếp tục xuyên suốt tới bằng tiến sĩ, và sau đó là nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Broad Institute, chính là lúc cô xây dựng kho vốn liếng sự nghiệp của mình. Khi nhận lời mời trở thành giáo sư giảng dạy tại Harvard, cô cuối cùng đã sẵn sàng trao đổi vốn liếng sự nghiệp để đạt được một sự nghiệp được thúc đẩy bởi sứ mệnh mà cô hết lòng hết sức cho đến ngày nay.

Quy tắc #4 được đặt tên là “Nghĩ Nhỏ, Làm Lớn.”Để giải thích cho tựa đề này, chúng ta cần hiểu về vốn liếng sự nghiệp và vai trò của nó trong sứ mệnh. Tiến tới vùng tiên tiến nhất của một lĩnh vực là một hành động của việc nghĩ “nhỏ”; nó đòi hỏi bạn tập trung vào một số ít chủ đề trong một khoảng thời gian khá dài. Tuy nhiên, một khi bạn đã tiến tới vùng tiên tiến nhất, và khám phá ra một sứ mệnh trong vùng khả thi kế cận, bạn cần phải theo đuổi nó với tất cả nhiệt huyết: hành động “lớn”.

Pardis Sabeti nghĩ nhỏ bằng cách tập trung một cách kiên nhẫn trong nhiều năm liền vào một lĩnh vực hẹp (di truyền học của các căn bệnh tại châu Phi), nhưng sau đó lại hành động lớn một khi cô đã thu thập đủ số vốn sự nghiệp

để xác định một sứ mệnh (sử dụng di truyền học tính toán để hiểu và chiến đấu chống lại những căn bệnh cổ xưa). Ngược lại, Sarah và Jane lại đảo lộn trình tự này. Họ bắt đầu bằng việc nghĩ lớn và tìm kiếm một sứ mệnh thay đổi thế giới, nhưng thiếu đi vốn liếng sự nghiệp nên họ chỉ có thể liên kết việc nghĩ lớn này với những hành động nhỏ không hiệu quả. Chúng ta có thể kết luận rằng nghệ thuật của sứ mệnh đòi hỏi chúng ta phải kìm nén những tham vọng nhất thời trong công việc và thay vào đó cần phải có sự kiên nhẫn để đi đúng theo trình tự mà chúng ta đã quan sát thấy ở Pardis Sabeti.

Trong chương này tôi đưa ra lập luận rằng những sứ mệnh tuyệt vời được hiện thực hóa thành những thành công rực rỡ chính là kết quả của việc sử dụng những dự án khả thi nhỏ - những cuộc đánh cược nhỏ - để khám phá những khả năng chắc chắn có thể xảy ra xung quanh một ý tưởng hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Kỹ năng và đam mê cái nào đi trước (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)