QUY LUẬT TẠO DẤU ẤN

Một phần của tài liệu Kỹ năng và đam mê cái nào đi trước (Trang 129 - 132)

Chương 15: Sứ Mệnh Cũng Cần Tiếp Thị

QUY LUẬT TẠO DẤU ẤN

Nhìn lại câu chuyện của Giles, tôi cứ nghĩ mãi đến một từ: “tạo dấu ấn.“Tôi cho rằng Giles đã phát hiện ra rằng một dự án với một sứ mệnh tốt cần phải tạo dấu ấn theo hai cách khác nhau. Trước tiên, nó phải tạo dấu ấn theo nghĩa đen - khiến mọi người phải nhắc về nó. Để hiểu được đặc điểm này, trước tiên chúng ta hãy nhìn vào những thứ thiếu đi đặc điểm này. Trước khi tạo ra Archaeopteryx, Giles cũng đã thực hiện một dự án mã nguồn mở khác. Anh thu thập những công cụ dòng mã nổi tiếng cho Ruby và kết hợp chúng vào thành một gói với hướng dẫn đầy đủ. Nếu bạn có dịp hỏi một lập trình viên

Ruby về dự án này, anh ấy sẽ nói với bạn rằng đây là một sản phẩm đáng tin cậy, chất lượng và hữu ích. Nhưng đây không phải là loại thành quả có thể thúc đẩy người lập trình viên này giới thiệu với bạn bè rằng: “Các cậu nhất

định phải xem thứ này!”

Hay nói theo cách của Seth Godin, dự án này là một “con bò nâu”. Ngược lại, dạy cho máy tính của bạn sáng tác những bản nhạc phức tạp chính là một con bò tím; nó truyền cảm hứng cho người khác, khiến họ phải chú ý và chia sẻ rộng rãi.

Điều tuyệt vời về ý tưởng xuất sắc này chính là nó có thể được áp dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Lấy ví dụ về việc viết sách: Nếu tôi xuất bản một quyển sách chứa đựng những lời khuyên hữu ích để giúp cho những sinh viên mới tốt nghiệp gia nhập thị trường lao động chẳng hạn, có thể bạn sẽ thấy nó hữu ích, nhưng bạn sẽ không nhiệt tình đăng lên Facebook những lời khen ngợi về nó. Nhưng mặt khác, nếu tôi xuất bản một quyển sách nói rằng “theo đuổi đam mê“là một lời khuyên tồi tệ, thì (hy vọng) nó có thể thúc đẩy bạn chia sẻ về quyển sách. Hay nói cách khác, quyển sách mà bạn đang cầm trên tay được thai nghén từ những giai đoạn đầu với một hy vọng rằng nó sẽ được đánh giá là “tạo dấu ấn.”

Tuy nhiên, còn một dạng tạo dấu ấn thứ hai ở đây. Giles không chỉ tìm thấy một dự án truyền cảm hứng cho người khác, anh còn chia sẻ về dự án này trong một môi trường có thể hỗ trợ việc bàn tán và phát tán dự án. Trong trường hợp này, môi trường đó chính là cộng đồng mã nguồn mở. Anh học được từ Chad Fowler rằng cộng đồng này có một cấu trúc hạ tầng vững vàng để nhận biết và phát tán thông tin về những dự án thú vị. Nếu không có sự bàn tán này, một con bò tím dù đặc biệt đến mấy cũng có thể trở nên vô hình. Hay nói cụ thể hơn, nếu Giles tung ra Archaeopteryx như một phần mềm thương mại mã nguồn đóng, và cố gắng bán nó thông qua một trang web hay các nhạc hội, có lẽ nó đã không được lan truyền nhanh đến vậy. Một lần nữa, ý tưởng này không chỉ được áp dụng trong giới lập trình Ruby. Chúng ta hãy quay lại ví dụ của tôi về việc viết sách hướng dẫn sự nghiệp. Tôi nhận ra từ sớm trong quá trình viết sách rằng các trang blog là một nơi rất tốt để giới thiệu ý tưởng. Blog là thứ có thể thấy được và cấu trúc hạ tầng của nó hỗ trợ việc chia sẻ ý tưởng một cách nhanh chóng thông qua các trang mạng xã hội. Bởi thế mà vào khoảng thời gian tôi trình bày quyển sách này với các nhà xuất bản, tôi không chỉ có một lượng lớn độc giả trân trọng góc nhìn của tôi về đam mê và kỹ năng, mà ý tưởng này còn được phát tán rộng

khắp: Các trang báo và những trang web lớn khắp thế giới bắt đầu trích dẫn suy nghĩ của tôi về chủ đề này, trong khi nhiều bài viết của tôi được trích dẫn trên mạng và được đăng tải trên mạng xã hội hàng ngàn lần. Nếu tôi quyết định chỉ chia sẻ ý tưởng của mình bằng những buổi diễn thuyết trả tiền chẳng hạn, thì sứ mệnh thay đổi tư duy về sự nghiệp của tôi có thể đã thất bại - môi trường này không đủ khả năng hỗ trợ sự phát tán dấu ấn.

Để đúc kết lại, tôi sẽ tóm tắt các ý tưởng này vào một quy luật súc tích:

Quy luật tạo dấu ấn

Để làm nên thành công cho một dự án được truyền cảm hứng bởi sứ mệnh, nó cần phải tạo dấu ấn theo hai cách khác nhau. Trước tiên, nó cần phải thúc đẩy mọi người chia sẻ nó vói người khác. Thứ hai, nó cần phải được đưa vào một nơi có thể hỗ trợ việc tiếp thị này.

Khi phát hiện ra quy luật trên, tôi bắt đầu nhận thấy sự hiện diện của nó trong những ví dụ trước đây về việc sứ mệnh dẫn đến một sự nghiệp tuyệt vời. Để làm rõ hơn hướng tiếp cận theo hình thức tiếp thị này, chúng ta hãy dành một chút thời gian để điểm lại những ví dụ trước đây và làm bật lên quy luật tạo dấu ấn.

Quy luật trong thực tiễn

Sứ mệnh tổng quát của Pardis Sabeti là sử dụng gien để chiến đấu lại các căn bệnh truyền nhiễm ở châu Phi. Đây là một sứ mệnh tốt, nhưng bản thân nó không bảo đảm được một cuộc sống viên mãn mà Pardis muốn hướng tới. Trên thực tế, có rất nhiều nhà nghiên cứu có cùng sứ mệnh này, và họ đang làm rất tốt - ví dụ như sắp xếp chuỗi gien của vi-rút - nhưng lại không có một sự nghiệp thú vị. Ngược lại, Pardis theo đuổi sứ mệnh này bằng cách thực hiện một dự án lôi cuốn: sử dụng những chiếc máy tính mạnh mẽ để tìm kiếm bằng chứng tiến hóa của con người chống lại những căn bệnh cổ xưa. Nếu bạn muốn thấy bằng chứng của sự xuất sắc trong hướng tiếp cận này, hãy nhìn vào những tiêu đề bắt mắt của các bài báo được đính trong phòng thí nghiệm của Sabeti - những bài viết với tiêu đề như “5 Questions for the Woman Who Tracks Our DNA Footprints”(Năm câu hỏi cho người phụ nữ đi tìm phả hệ DNA của chúng ta) (Discover, tháng 4 năm 2010), “Picking Up Evolution’s Beat”(Theo nhịp của sự tiến hóa) (Science, tháng 4 năm 2008), và “Are We Still Evolving?”(Chúng ta có đang tiếp tục tiến hóa?) (BBC Horizon, tháng 3 năm 2011). Đây là một dự án thúc đẩy mọi người lan

tỏa khắp nơi. Nó là một con bò tím.

Bằng cách theo đuổi một dự án xuất sắc, Pardis đã thỏa mãn phần đầu tiên của quy luật tạo dấu ấn. Phần thứ hai đòi hỏi cô đưa dự án này vào trong một môi trường hỗ trợ việc lan tỏa. Đối với Pardis cũng như với tất cả những nhà khoa học khác, đây là phần dễ dàng. Những bài viết được bình duyệt là một hệ thống được thiết kế cho phép những ý tưởng tốt được lan rộng. Ý tưởng càng tốt, nó càng có cơ hội được đăng trên các tạp chí tốt. Tạp chí càng tốt, càng có nhiều người đọc nó. Và càng có nhiều người đọc nó, nó càng được trích dẫn nhiều, được thảo luận tại các hội thảo, và tạo ảnh hưởng trong ngành. Nếu bạn là một nhà khoa học với một ý tưởng xuất sắc, thì chẳng có cách nào tốt hơn để lan tỏa ý tưởng bằng cách xuất bản nó. Đây chính xác là những gì mà Pardis đã làm với bài viết trên tờ Nature giúp tạo nên tên tuổi cô.

Trong trường hợp của Kirk French, chúng ta cũng thấy sự hiện diện của quy luật tạo dấu ấn. Sứ mệnh tổng quát của anh là phổ biến ngành khảo cổ học hiện đại. Có rất nhiều cách bình thường để theo đuổi sứ mệnh này. Lấy ví dụ, anh có thể nghiên cứu làm cho chương trình giảng dạy môn khảo cổ tại Penn State hấp dẫn hơn với sinh viên, hoặc đăng các bài viết trên những tạp chí khoa học thường thức. Nhưng những dự án này sẽ không tạo nên loại thành công có thể khiến một sự nghiệp trở nên hấp dẫn hơn. Thay vào đó, Kirk quyết định gõ cửa nhà dân và sử dụng các kỹ thuật khảo cổ giúp họ phát hiện ra tầm quan trọng (nếu có) của những cổ vật gia truyền. Hướng tiếp cận này rất xuất sắc”- nó được củng cố bằng số lượng lời mời diễn thuyết mà Kirk nhận được ngày nay, bao gồm cả một cơ hội thuyết trình mới đây tại một hội thảo lớn nhất trong ngành về những bài học mà anh học được với tư cách là người phổ biến ngành khảo cổ học. Khi anh diễn thuyết, cả giảng đường chật kín chỗ (một cảnh quang đầy ấn tượng dành cho một người chỉ vừa nhận bằng tiến sĩ).

Trong ví dụ này, Kirk có một dự án tạo dấu ấn để hỗ trợ cho sứ mệnh của anh - tất cả những gì anh cần bây giờ là một môi trường hỗ trợ cho nó. Anh tìm thấy môi trường này qua truyền hình. Chúng ta là một xã hội được huấn luyện để theo dõi những gì xảy ra hôm nay, và sau đó thảo luận những gì gây ấn tượng với chúng ta vào ngày hôm sau.

Một phần của tài liệu Kỹ năng và đam mê cái nào đi trước (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)