Chương 4: Sự Rõ Ràng Của Một Người Thợ
TƯ DUY NIỀM ĐAM MÊ
“Con người” phát triển bằng cách tập trung vào câu hỏi rằng họ thật sự là ai - và sau đó kết nối nó với công việc mà họ thật sự yêu thích.”Đây là những gì mà Po Bronson viết trong bản tuyên ngôn năm 2002 được đăng trên Fast Company. Nghe quen thuộc phải không? Bởi vì nó chính xác là kiểu lời
khuyên bạn sẽ cho người khác nếu nghiêng về thuyết đam mê mà tôi đã vạch trần ở Quy tắc #1. Cùng với quan điểm này, hãy gọi hướng tiếp cận công việc mà Bronson tán thành là tư duy niềm đam mê. Trong khi tư duy thợ
lành nghề tập trung vào điều mà bạn có thể trao cho thế giới này, thì thay vào đó, tư duy niềm lam mê tập trung vào điều mà thế giới này có thể trao
cho bạn. Tư duy này chính là cách mà phần lớn mọi người tiếp cận đời sống
công việc của mình.
Có hai lý do tôi không thích tư duy niềm đam mê (tức là hai lý do ngoài cái sự thật mà tôi đã đề cập ở Quy tắc #1 là tư duy này dựa trên một tiên đề sai lệch). Lý do đầu tiên, khi bạn chỉ tập trung vào cái mà công việc trao cho bạn, nó khiến bạn cực kỳ để tâm đến cái mà bạn không thích về công
việc, điều này dẫn đến cảm giác không hạnh phúc kéo dài. Điều này đặc biệt đúng với các vị trí ở cấp độ mới vào, mà theo định nghĩa, thì sẽ không tràn ngập những dự án thử thách hay sự tự chủ - những thứ như vậy sẽ đến sau này. Khi bạn bước vào giới công sở với tư duy niềm đam mê, những nhiệm vụ khó chịu mà bạn được giao hay chế độ quan liêu trong tổ chức có thể khiến bạn không thể chịu đựng nổi.
Lý do thứ hai, và nghiêm trọng hơn, câu hỏi thôi thúc tư duy niềm đam mê - “Tôi là ai?“và “Tôi thật sự yêu thích điều gì?”- gần như là điều không thể xác nhận được. Câu hỏi “Đây có phải là con người thật của tôi?“và “Tôi có yêu thích điều này không?“rất khó để mà có câu trả lời có-hay-không rõ ràng. Hay nói cách khác, tư duy niềm đam mê chắc chắn sẽ khiến cho bạn luôn không hạnh phúc và băn khoăn, mà điều này có lẽ giải thích lý do vì sao mà Bronson thừa nhận trong quyển sách tìm kiếm nghề nghiệp của mình What Should I Do With My Life? (Tôi Nên Làm Gì Với Cuộc Đời Mình?) rằng “có một cảm giác mà mỗi người trong quyển sách này đã trải
qua, đó chính là cảm giác bỏ lỡ cuộc sống.”