Nghe giao tiếp xã hội: không nhằm mục tiêu trao đổi thông tin chuyên biệt, chỉ để giao tiếp xã hội; độ xác thực và ý nghĩa của thông tin không phải là mục tiêu quan

Một phần của tài liệu Bài giảng chuẩn Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm ĐH Thủy lợi (Trang 31 - 32)

chỉ để giao tiếp xã hội; độ xác thực và ý nghĩa của thông tin không phải là mục tiêu quan trọng của giao tiếp. Ví dụ: chào hỏi xã giao, trò chuyện trong các buổi tiệc, gặp mặt.

- Nghe giải trí: để thư giãn, thưởng thức, không nhằm đánh giá hay phân tích. Ví dụ: nghe nhạc trên ô tô, Nghe nhạc trong quán cafe, nghe bạn bè nói chuyện vui,...

- Nghe có phân tích, đánh giá. Ví dụ: nghe để phản biện trong các cuộc chia sẻ thông tin, bảo vệ luận án, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học...

- Nghe để thu thập thông tin, tri thức:tiếp nhận thông tin, tri thức khoa học, không phê phán. Ví dụ: học sinh, sinh viên nghe giảng, nghe nói chuyện thời sự, phổ biến kiến thức, công an nghe lấy lời khai của tội phạm, ...

- Nghe để ra quyết định thương thuyết: nghe để có cách xử lý tình huống thích hợp trong quản lý, trong cuộc sống

- Nghe thấu cảm/ lắng nghe hiệu quả: nghe để cảm nhận những biểu cảm của người nói đằng sau thông điệp. Đây không phải là kiểu nghe để lấy lòng người

khác, cũng không phải kiểu nghe có suy nghĩ. Lắng nghe “có suy nghĩ” nghĩa là bạn lắng nghe có ý định để đối đáp, để kiểm soát, để điều khiển người khác. Còn lắng nghe thấu cảm đó là lắng nghe có mục đích trước hết là thực sự hiểu được người khác, bạn nhìn nhận sự việc thông qua họ, hiểu cảm nghĩ của họ.

Lắng nghe thấu cảm khác với thông cảm. Thông cảm là một hình thức tán thành, xét đoán, có thể hiện tình cảm và phản ứng. Người ta thường lạm dụng sự thông cảm và tạo ra cảm giác bị phụ thuộc. Bản chất của lắng nghe thấu cảm không phải ở chỗ bạn đồng ý với người khác, mà là hiểu đầy đủ sâu sắc về người đó, cả tình cảm cũng như suy nghĩ của họ.

Lắng nghe thấu cảm không dừng lại ở sự ghi nhận, suy tư hay hiểu rõ những gì được nghe. Theo tính toán của các chuyên gia về giao tiếp, trong thực tế chỉ có 10% giao tiếp của chúng ta được thể hiện thông qua lời nói, 30% được thể hiện qua âm thanh và 60% qua ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ. Khi lắng nghe thấu hiểu bạn không chỉ lắng nghe bằng tai mà quan trọng hơn bạn còn lắng nghe bằng cả mắt và bằng cả con tim. Lắng nghe thấu hiểu có sức mạnh lớn lao vì nó đem lại những dữ liệu chính xác để bạn sử dụng. Thay vì dựa vào kinh nghiệm chủ quan của mình đề nhìn nhận, lý giải những suy nghĩ, tình cảm, động cơ và hành vi của người khác, bạn sẽ dựa vào thực tế khách quan. Và quan trọng hơn nữa là hành động lắng nghe thấu hiểu của bạn phải được đối tác thừa nhận. Nếu không dù bạn có cố gắng đến đâu thì đối tác có thể xem những cố gắng của bạn chỉ là thủ đoạn lôi kéo nhằm phục vụ cho mục đích riêng hoặc để gây sức ép, vì bạn không hiểu được điều quan trọng đối với họ là gì. Khi lắng nghe thấu hiểu bạn đã cho người nghe bầu không khí giao tiếp thân mật và chân thành có tác động rất lớn đến sự thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Các cấp độ nghe

Căn cứ vào thái độ và hiệu quả của việc nghe, người ta chia thành các cấp độ: không nghe, nghe giả vờ, nghe chọn lọc, nghe chăm chú, nghe hiệu quả/nghe thấu cảm.

- Không nghe: phớt lờ người đối thoại với mình, không thèm nghe, bỏ ngoài tai tất cả.

Các biểu hiện của không nghe: làm việc khác, nói chuyện riêng, cười khẩy...

Một phần của tài liệu Bài giảng chuẩn Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm ĐH Thủy lợi (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)