- Điều không nên làm: viết từng từ một, đứng chắn trước bảng kẹp giấy.
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM I KHÁI QUÁT VỀ LÀM VIỆC NHÓM
1.3. Nguyên tắc làm việc nhóm
Để có thể làm việc nhóm hiệu quả, các thành viên trong nhóm phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Hướng tới mục tiêu chung: Phải có sự thống nhất giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu nhóm. Mỗi thành viên phải có trách nhiệm cùng các thành viên khác trong nhóm đạt được mục tiêu nhóm đề ra. Mỗi thành viên phải xác định được quyền hạn, vai trò lợi ích của nhóm và cá nhân khi tham gia vào nhóm.
- Phát huy năng lực cá nhân: Trong quá trình làm việc nhóm, sẽ có sự phù hợp và không phù hợp về năng lực của từng thành viên với các hoạt động của nhóm. Vì vậy, phải tạo cơ hội cho các thành viên trong nhóm phát huy tối đa khả năng của mình. Sự hoàn thiện của mỗi cá nhân sẽ đóng góp cho thành công của cả nhóm.
- Bình đẳng giữa các thành viên: Để tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi thành viên được phát huy tối đa khả năng của mình, phải thay đổi vai trò và nhiệm vụ của mỗi
thành viên cho phù hợp với các vấn đề phải giải quyết. Sự đóng góp của mỗi thành viên (dù nhỏ) phải được các thành viên khác và nhóm công nhận.
- Tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân: Trong quá trình làm việc nhóm, sẽ có sự đồng nhất và sự không đồng nhất (sự khác nhau) giữa kinh nghiệm, kỹ năng, vai trò, tính cách, văn hóa của các thành viên trong nhóm. Vì vậy, cũng cần phải đảm bảo sự cân bằng trong kinh nghiệm, kỹ năng, vai trò, tính cách, văn hóa giữa các cá nhân. Điều này sẽ thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp trong nhóm. Luôn đề cao tinh thần tập thể, lựa chọn thành viên có chuyên môn cao đồng thời với khả năng thích ứng và linh hoạt với công việc cũng như với những người khác.
- Tuân thủ quy tắc, quy định trong nhóm: Phải phân công công việc rõ ràng, phù hợp với năng lực của từng thành viên. Trưởng nhóm phải chắc chắn về vai trò và trách nhiệm của từng người để giao nhiệm vụ cho họ. Một trưởng nhóm giỏi phải biết cân bằng giữa sức mạnh của từng cá nhân với sức mạnh của tập thể. Cần chắc chắn rằng các thành viên có sự nhận thức đầy đủ như nhau về những gì cần hoàn thành và mọi người luôn gắn kết với nhau.
- Chia sẻ và trợ giúp: Các thành viên trong nhóm phải có trách nhiệm chia sẻ về thông tin, kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình làm việc với nhau. Khi một thành viên gặp khó khăn, các thành viên khác phải có trách nhiệm hỗ trợ để hoàn thành công việc.
- Tin tưởng và chung sức cùng phát triển: Phải tạo môi trường làm việc giữa các thành viên trong nhóm: thoải mái, thân thiện, cởi mở, giúp đỡ, tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau, và khuyến khích các thành viên hoạt động, làm việc dựa trên nguyên tắc win-win (tôi có lợi, bạn có lợi, chúng ta cùng có lợi)
- Gắn kết để giải quyết mâu thuẫn: Mâu thuẫn là bất khả kháng nhưng các cá nhân cần đảm bảo sự gắn kết với nhóm để đảm bảo xu hướng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực. Trưởng nhóm không chỉ điều chỉnh công việc mà còn phải điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhóm viên, kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nội bộ để hóa giải, không để chúng ảnh hưởng đến công việc. Các thành viên phải lắng nghe và khai thác các ý kiến đóng góp, đặc biệt các ý kiến khác lạ (mặt tích cực ý kiến này thường giúp nhóm dễdàng vượt qua trở ngại).