Các cách phản hồ

Một phần của tài liệu Bài giảng chuẩn Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm ĐH Thủy lợi (Trang 40 - 41)

- Nghe có hiệu quả/nghe thấu cảm: không chỉ chăm chú lắng nghe mà còn tự

3. Kỹ năng phản hồi trong giao tiếp

3.3. Các cách phản hồ

Phản hồi trực tiếp

Phản hồi trực tiếp là đưa ra thông tin trực tiếp giữa người đưa và nhận phản hồi. - Phản hồi trong nhóm: Là cách cho và nhận phản hồi bằng cách trao đổi trực

tiếp, với sự có mặt của nhiều người. Ưu điểm của cách này là có được phản hồi ngay nhanh. Hạn chế của cách này là có thể không lấy được thông tin trung thực từ người đưa phản hồi.

- Phản hồi cá nhân: Là quá trình trao đổi riêng giữa người đưa phản hồi và người được nhận phản hồi. Ưu điểm là có sự trao đổi cởi mở, thông tin có

nhanh. Hạn chế: cần tạo sự tin tưởng giữa người đưa phản hồi và người nhận phản hồi, mất nhiều thời gian.

Phản hồi gián tiếp

Phản hồi giản tiếp có thể qua viết thư, phiếu hỏi, email hoặc qua người thứ 3.

- Viết thư: cách phản hồi này trước đây hay dùng khi chưa phát triển công nghệ thông tin. Cách này đảm bảo thông tin tin cậy, tuy nhiên mất nhiều thời gian gửi và nhận thông tin và không đảm bảo thông tin chắc chắn đến với người nhận.

- Phiếu hỏi: thường áp dụng trong đào tạo và nghiên cứu. Cách này đảm bảo thông tin, tuy nhiên số lượng phiếu gửi lại có thể hạn chế.

- E-mail: là cách được áp dụng hiện nay phổ biến. Cách này có ưu điểm: nhanh, thông tin trực tiếp. Tuy nhiên chỉ áp dụng với những nơi có công nghệ thông tin.

- Phản hồi qua người thứ 3: cách phản hồi này được áp dụng trong trường hợp thông tin không dễ dàng chia sẻ trong cuộc sống.

Những cách phản hồi trên đều có thể áp dụng, tùy từng trường hợp lựa chọn cho phù hợp với đối tượng được phản hồi.

Một phần của tài liệu Bài giảng chuẩn Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm ĐH Thủy lợi (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)