Phong cách lãnh đạo

Một phần của tài liệu Bài giảng chuẩn Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm ĐH Thủy lợi (Trang 92 - 94)

II. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM 2.1 Kỹ năng lãnh đạo

2.1.4. Phong cách lãnh đạo

Có thể phân loại thành 3 phong cách lãnh đạo: phong cách độc đoán, phong cách dân chủ, phong cách ủy thác.

- Phong cách lãnh đạo độc đoán: lãnh đạo theo mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người, người lãnh đạo quản lý bằng ý chí của mình, không khuyến khích ý kiến của các thành viên trong nhóm. Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi người lãnh đạo yêu cầu các thành viên làm theo những gì họ muốn.

Cách thức giao tiếp: thường là một chiều, ít có sự trao đổi, các thành viên lắng nghe và sau sau đó thực hiện nhiệm vụ.

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo này là tiết kiệm thời gian, hiệu quả làm việc cao khi có lãnh đạo. Hạn chế của phong cách này là các không phát huy được tính sáng tạo, thiếu tự tính tự giác, hiệu quả làm việc thấp khi không có lãnh đạo.

- Phong cách lãnh đạo dân chủ: phong cách lãnh đạo có sự tham gia của các thành viên trong nhóm, đặc trưng bằng việc người lãnh đạo biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc đưa các quyết định. Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.

Cách thức giao tiếp: giao tiếp hai chiều là nguyên tắc của các nhà lãnh đạo thuộc phong cách dân chủ. Người lãnh đạo tạo điều kiện cho nhân viên nói lên ý kiến của mình và tranh luận, họ đóng vai trò thúc đẩy đảm bảo cho cuộc thảo luận theo đúng hướng và đạt được mục tiêu.

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo này là định hướng nhiệm vụ của cả nhóm rõ ràng, tạo không khí làm việc thân thiện, năng suất làm việc cao kể cả không có mặt lãnh đạo. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và thành viên tốt. Hạn chế là mất nhiều thời gian để thảo luận và đôi khi khó ra quyết định.

- Phong cách lãnh đạo ủy thác: người lãnh đạo cho phép các thành viên được quyền raquyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra. Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Nhóm trưởng không thể làm tất cả mọi công việc mà phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó.

Cách thức giao tiếp: lãnh đạo phong cách này áp dụng cả giao tiếp một chiếu đối với những công việc cần thực hiện, giao tiếp hai chiều đối với những công việc cần có nhiều ý kiến.

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo này là định hướng nhiệm vụ của các nhóm rõ ràng, tạo không khí làm việc thân thiện. Hạn chế là: năng suất lao động thấp.

Mỗi phong cách lãnh đạo đều có những ưu điểm, hạn chế nhất. Mỗi người lãnh đạo cần cả 3 phong cách, tùy vào hoàn cảnh và đối tượng để áp dụng cho hiệu quả.

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích các vai trò của người lãnh đạo?

2. Phân tích các phong cách lãnh đạo và đưa ra ví dụ?

3. Sự khác biệt giữa người lãnh đạo truyền thống và hiện đạilà gì? Tại sao người lãnh đạo lại cần thay đổi?

Một phần của tài liệu Bài giảng chuẩn Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm ĐH Thủy lợi (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)