Các kiểu cơ cấu tổ chức quản lý cơ bản.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn Khoa học quản lý (Dành cho sinh viên khóa Đại học 7 chuyên ngành Quản lý TDTT) (Trang 64 - 67)

- Những căn cứ để xác định mục tiêu hoạt động của trường là: Đường lối, chính sách Đảng và Nhà nước đối với giáo dụcvà TDTT; k ế hoạch phát triển kinh tế

3. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản lý cơ bản.

3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến.

Đây là kiểu cơ cấu đơn giản, trong tổ chức không hình thành các bộ phận. Người lãnh đạo trực tiếp quản lý tất cả các thành viên của tổ chức. Cơ cấu này được xây dựng trên những nguyên tắc sau:

+ Mỗi cấp chỉ có một thủ trưởng cấp trên trực tiếp; + Mối quan hệ chủ yếu được thiết lập theo chiều dọc; + Công việc quản lý được tiến hành theo tuyến.

Loại hình cơ cấu này đòi hỏi người lãnh đạo tổ chức phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo các bộ phận quản lý chuyên môn. Mặt khác, loại hình cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý. Cơ cấu này thường được áp dụng ở các tổ chức có quy mô nhỏ.

3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng.

Là cơ cấu quản lý được tổ chức dựa trên việc chuyên môn hóa theo chức năng công việc, trong đó các cá nhân hoạt động trong cùng một lĩnh vực được tập hợp trong cùng một đơn vị cơ cấu (bộ phận). Cơ cấu này được xây dựng trên những nguyên tắc sau:

+ Có sự tồn tại các đơn vị chức năng; + Không theo tuyến;

+ Các đơn vị chức năng có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến, do đó mỗi người cấp dưới có thể có nhiều cấp trên trực tiếp của mình.

Theo cơ cấu này, vai trò của người lãnh đạo cao nhất của tổ chức là phải tạo ra được sự ăn khớp giữa những người lãnh đạo chức năng (quản lý các bộ phận), đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, tránh tình trạng mâu thuẫn, trái ngược nhau. * Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng có ưu điểm:

- Phản ánh logic các chức năng; - Nhiệm vụ được phân định rõ ràng;

- Tuân theo nguyên tắc chuyên môn hóa ngành nghề;

- Phát huy được sức mạnh và khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng;

- Giảm chi phí và rút ngắn thời gian đào tạo;

- Tạo ra các biện pháp kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.

* Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng có nhược điểm:

- Dễ xảy ra trình trạng chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các cá nhân và bộ phận với nhau;

- Các quyết định được ra đôi khi bị chậm;

- Có thể dẫn tới trình trạng nhàm chán khi người thực hiện nhân được nhiều mệnh lệnh khác nhau.

Để khắc phục các nhược điểm của các cơ cấu tổ chức trên; hiện nay kiểu cơ cấu hỗn hợp được áp dụng rộng rãi và phổ biến cho mọi tổ chức. Kiểu cơ cấu này có đặc điểm cơ bản là vẫn tồn tại các đơn vị chức năng nhưng chỉ đơn thuần về chuyên môn, không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Những người lãnh đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và được toàn quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách.

Theo cơ cấu này, người lãnh đạo cấp cao nhất được sự trợ giúp của cán bộ quản lý chức năng để chuẩn bị các quyết định. Người lãnh đạo cao nhất vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt trong công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi tổ chức, việc truyền mệnh lệnh vẫn theo các tuyến đã quy định, các cán bộ quản lý ở các bộ phận chức năng (theo tuyến) vẫn phát huy được tài năng của mình, trợ giúp cho người lãnh đạo cấp cao nhất của tổ chức tuy họ không có quyền ra lệnh trực tiếp cho mọi người trong tổ chứ.

3.4. Cơ cấu tổ chức quản lý chính thức.

Cơ cấu tổ chức quản lý chính thức gắn liền với vai trò, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức một cách chính thống. Khi nói tới một tổ chức có cơ cấu "chính thức" cũng không hoàn toàn có nghĩa cứng nhắc. Cơ cấu tổ chức quản lý chính thức phải tạo ra môi trường mà ở đó việc thực hiện của từng cá nhân, cả trong hiện tại và tương lai, phải có đóng góp hiệu quả nhất vào các mục tiêu của hệ thống chứ không phải họ chỉ dành một phần trí óc và sức lực cho tổ chức, phần còn lại để làm thêm cho một tổ chức khác.

3.5. Cơ cấu tổ chức quản lý không chính thức.

Đây là toàn bộ những cuộc tiếp xúc, khai thác cá nhân, các nhóm ngoài phạm vi cơ cấu tổ chức quản lý chính thức của hệ thống. Cơ cấu tổ chức quản lý không chính thức có vai trò to lớn trong thực tiễn quản lý. Nó có đặc điểm là không định hình và luôn thay đổi, luôn luôn tồn tại song song với cơ cấu tổ chức quản lý chính thức, có tác động nhất định và đôi khi rất đáng kể đến hoạt động của tổ chức.

3.6. Cơ cấu tổ chức theo ma trận:

Là sự kết hợp của hai hay nhiều kiểu mô hình tổ chức khác nhau. Ví dụ, kiểu mô hình cơ cấu theo chức năng kết hợp với mô hình theo sản phẩm. Trong kiểu mô hình này, các cán bộ quản lý theo chức năng và theo sản phẩm đều có vị thế ngang nhau. Họ chịu trách nhiệm báo cáo cho cùng một cấp lãnh đạo và có thẩm quyền ra quyết định thuộc lĩnh vực mà họ phụ trách.

Ngoài ra còn có nhiều kiểu mô hình cơ cấu tổ chức khác như: cơ cấu tổ chức phân theo địa dư, theo khách hàng, theo quá trình. Tuy nhiên không có kiểu mô

hình nào là vạn năng cho mọi tổ chức, mỗi kiểu mô hình đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy, việc áp dụng mô hình nào phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài tổ chức. Thông thường người ta áp dụng phối kết hợp các mô hình thuần túy nói trên thành mô hình tổng hợp.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn Khoa học quản lý (Dành cho sinh viên khóa Đại học 7 chuyên ngành Quản lý TDTT) (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)