Khái niệm về phương pháp quản lý

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn Khoa học quản lý (Dành cho sinh viên khóa Đại học 7 chuyên ngành Quản lý TDTT) (Trang 79)

- Những căn cứ để xác định mục tiêu hoạt động của trường là: Đường lối, chính sách Đảng và Nhà nước đối với giáo dụcvà TDTT; k ế hoạch phát triển kinh tế

3. Phương pháp quản lý.

3.1. Khái niệm về phương pháp quản lý

Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý đến các đối tượng quản lý (cấp dưới và các tiềm năng có được của tổ chức…), khuyến khích, động viên, thúc đẩy họ hoàn thành tốt công việc được giao nhằm đạt được mục tiêu dự kiến; đồng thời là cách thức tác động đến khách thể quản lý (các tổ chức khác, các ràng buộc của môi trường..). Phương pháp quản lý được sử dụng như là những công cụ quan trọng để người quản lý thực hiện mục tiêu có kết quả.

Trong quản lý, giữa nguyên tắc và phương pháp có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nguyên tắc quản lý là những tư tưởng chi phối hành động, nguyên tắc không mang lại kết quả cụ thể mà phải thông qua phương pháp; còn phương pháp quản lý thì hình thành trên cơ sở các nguyên tắc quản lý. Trong bất kỳ tình huống nào cũng đều phải vận dụng đúng nguyên tắc và sử dụng phương pháp quản lý phù hợp với đối tượng, không gian, thời gian...; nguyên tắc giúp người quản lý biết phải làm gì để từ đó có phương án giải quyết; còn phương pháp giúp người quản lý biết phải tác động đến người thừa hành như thế nào, bằng cách nào để động viên thúc đẩy họ thực hiện phương án đã lựa chọn.

Phương pháp là bộ phận năng động nhất trong quá trình quản lý. Các phương pháp quản lý quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống đồng bộ hỗ trợ cho nhau. Sử dụng các phương pháp quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Tính khoa học đòi hỏi phải nắm vững đối tượng với những đặc điểm vốn có của nó, để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đối tượng. Tính nghệ thuật quản lý biểu hiện ở chỗ người quản lý biết lựa chọn phương pháp thích hợp, biết thay đổi phương pháp trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau để sử dụng tốt nhất tiềm năng của tổ chức. Quản lý có hiệu quả nhất khi biết lựa chọn đúng đắn và kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý. Đó chính là tài nghệ quản lý của các chủ thể quản lý nói riêng, các nhà quản lý nói chung.

Để nắm vững các tác động đa dạng, phong phú của các phương pháp quản lý, cần phân loại và đi sâu nghiên cứu từng phương pháp trước khi áp dụng một phương pháp nào để quản lý một đối tượng nhất định. Có nhiều cách phân loại phương pháp quản lý, mỗi phương pháp thực sự là một hệ thống bao gồm nhiều phương pháp (cách thức) khác nhau.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn Khoa học quản lý (Dành cho sinh viên khóa Đại học 7 chuyên ngành Quản lý TDTT) (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)