Tổ chức thực hiện các quyết định quản lý

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn Khoa học quản lý (Dành cho sinh viên khóa Đại học 7 chuyên ngành Quản lý TDTT) (Trang 122 - 123)

- Không khiêm tốn, cướp công của đồng nghiệp và của quần chúng; Sinh hoạt luộm thuộm, lề mề.

4. Tổ chức thực hiện các quyết định quản lý

4.1. Ban hành văn bản quyết định

Phần lớn quyết định quản lý được thể hiện dưới dạng văn bản. Sau khi thống nhất lựa chọn phương án ra quyết định, quyết định được thể hiện dưới dạng văn bản để trở thành văn bản quản lý. Văn bản quyết định cần được trình bày đúng thể thức.

Kế hoạch tổ chức thực hiện quyết định phải căn cứ vào giới hạn hiệu lực của quyết định và phải theo đúng giới hạn đó. Kế hoạch tổ chức phải cụ thể, cần nêu rõ các nội dung: ai làm, thời gian bắt đầu và kết thúc, phương tiện, kinh phí, địa điểm thực hiện v.v...

4.3. Tuyên truyền, phổ biến, giải thích quyết định

Tuyên tuyền, phổ biến, giải thích quyết định cho những người thực hiện nắm vững nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của quyết định.

4.4. Thực hiện quyết định theo kế hoạch

Theo kế hoạch được xác định, quyết định sẽ được thực hiện trên thực tế. Bộ máy thực hiện được vận hành, các nguồn lực được huy động, các công việc được triển khai.

4.5. Kiểm tra việc thực hiện quyết định

Kiểm tra việc thực hiện quyết định có vai trò quan trọng vì: kiểm tra sẽ tác động tới hành vi của con người, nâng cao trách nhiệm, động viên người lao động và thúc đẩy sự thực hiện quyết định theo một trình tự đã định, sửa chữa những sai sót, điều chỉnh kế hoạch kịp thời.

4.6. Điều chỉnh quyết định

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải điều chỉnh quyết định, các nguyên nhân đó thường là: những thay đổi đột ngột do môi trường gây ra; có sai lầm nghiêm trọng trong bản thân quyết định v.v...

4.7. Tổng kết việc thực hiện quyết định

Trong mọi trường hợp, bất kể các quyết định có được thực hiện đúng hạn hay không đúng hạn đều cần tổng kết các kết quả thực hiện quyết định. Qua tổng kết thực hiện quyết định, kinh nghiệm sẽ được tích lũy là cơ sở cho những quyết định trong tương lai.

Trong quá trình tổng kết cần xem xét chu đáo tất cả các giai đoạn công tác, phân tích rõ những thành công cũng như những sai lầm, thiếu sót, phát hiện hết những tiềm năng chưa được sử dụng, tìm ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại và đánh giá tổng hợp.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn Khoa học quản lý (Dành cho sinh viên khóa Đại học 7 chuyên ngành Quản lý TDTT) (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)