Quy luật quản lý.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn Khoa học quản lý (Dành cho sinh viên khóa Đại học 7 chuyên ngành Quản lý TDTT) (Trang 70 - 73)

- Những căn cứ để xác định mục tiêu hoạt động của trường là: Đường lối, chính sách Đảng và Nhà nước đối với giáo dụcvà TDTT; k ế hoạch phát triển kinh tế

1. Quy luật quản lý.

1.1. Khái niệm và đặc điểm về quy luật.

1.1.1. Khái niệm về quy luật.

Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biên của các sự vật, hiện tượng trong những điều kiện nhất định. Những sự vật, hiện tượng tồn tại trên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biên của các sự vật, hiện tượng trong những điều kiện nhất định. Những sự vật, hiện tượng tồn tại trong xã hội luôn biến đổi theo chu kỳ, lặp đi lặp lại có tính quy luật.

Quy luật không phải là vật chất, không thể nhìn thấy, sờ nắm được, nhưng người ta có thể nhận biết được quy luật thông qua các biểu hiện của nó khi nó hoạt động. Đó là mối liên hệ giữa các sự hiện tượng và sự vật. Song không phải bất kỳ mối liên hệ nào con người thu nhận được khi quan sát đều là quy luật, mà chỉ những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, bền vững, lặp đi lặp lại mới là quy luật hoặc có tính chất quy luật.

1.1.2. Đặc điểm của quy luật:

Mặc dù quy luật được con người đặt tên, nhưng không phải do con người tạo ra, nó có đặc điểm khách quan riêng của nó:

- Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiện hình thành quy luật chưa có, ngược lại khi điều kiện xuất hiện của quy luật vẫn còn thì con người không thể xóa bỏ quy luật.

- Các quy luật tồn tại và hoạt động không lệ thuộc vào việc con người có nhận biết được nó hay không, có muốn hay không muốn nó, vì vậy khi có điều kiện, quy luật vẫn tồn tại và phát huy tác dụng. Do đó, khi hành động con người không thể duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan.

- Các quy luật tồn tại đan xen vào nhau tạo thành một hệ thống thống nhất. - Các quy luật có nhiều loại và luôn chi phối, chế ngự lẫn nhau.

1.2. Một số quy luật trong quản lý.

1.2.1. Các quy luật kinh tế:

Quy luật kinh tế là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, bền vững, lặp đi lặp lại của các hiện tượng kinh tế trong những điều kiện nhất định.

Quy luật kinh tế có hai đặc điểm cơ bản sau:

- Các quy luật kinh tế tồn tại và hoạt động phải thông qua hoạt động của con người. Vì các quy luật kinh tế là các quy luật hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, mà kinh tế phải thông qua hoạt động của con người mới có được. Nói cách khác, kinh tế do con người tạo ra, nên quy luật kinh tế thông qua hoạt động của con người. Đặc điểm này đòi hỏi con người chủ động tạo ra các điều kiện cho quy luật phát huy tác dụng, nhằm đạt mục tiêu quản lý.

- Các quy luật kinh tế có độ bền vững kém hơn các quy luật tự nhiên, vì con người và đời sống xã hội con người so với tự nhiên có chu kỳ sống và sự biến đổi nhanh hơn nhiều. Đặc điểm này đòi hỏi con người phải không ngừng chủ động khám phá tự nhiên, phát hiện và sử dụng những thuộc tính mới vô cùng tận của nó phục vụ cho sự phát triển của con người.

b) Một số quy luật kinh tế:

1) Quy luật cung - cầu - giá cả: là quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị

trường. Quy luật này đòi hỏi các nhà quản trị (quản lý) phải nắm được điểm cân bằng kinh tế để có đối sách kinh doanh thích hợp. Ví dụ: Tổ chức dịch vụ sân bóng đá hoặc sản xuất hàng thể thao.

2) Quy luật cạnh tranh: là quy luật phát sinh từ quy luật cung cầu. Trong nền

kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, cung ứng sán phẩm, dịch vụ trên thị trường là tất yếu. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ là những giải pháp, những thủ tranh trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ là những giải pháp, những thủ đoạn kinh doanh nhằm khống chế các chủ thể khác để giành lợi ích cao nhất cho tổ chức mình trong khả năng có thể. Cạnh tranh là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cơ bản giữa các doanh nghiệp, những đe dọa, thách thức hoặc cơ hội của doanh nghiệp chủ yếu có được từ quá trình đối kháng của sức mạnh này. Quá trình trữcạnh tranh thường được sử dụng tổng hợp bằng nhiều phương pháp, thủ đoạn như: bằng công nghệ để tạo ra sản phẩm tốt với giá rẻ, bằng quan hệ hành chính - quân sự, bằng yếu tố bất ngờ, bằng các thủ đoạn bất minh, bằng các biện pháp liên kết kinh doanh….

3) Quy luật kích thích: là các biện pháp tăng cường các hoạt động Promotion

để nâng sức mua của khách hàng lên, hoặc sử dụng biện pháp ngừng bán hoặc bán hàng nhỏ giọt trong một thời gian ngắn để gây ấn tượng thiếu hàng làm cho khách hàng nảy sinh tư tưởng phải có dự trữ.

4) Quy luật của người mua: người mua chỉ mua một sản phẩm nào đó để sử

dụng khi sản phẩm đó phù hợp với nhu cầu của họ, sản phẩm đó có chất lượng với giá cả hợp lý, kiểu dáng đẹp, độ bền sử dụng cao... Chính vì vậy người mua đòi hỏi người bán phải quan tâm đến lợi ích của họ, phải có trách nhiệm với họ cả sau khi bán, tức là trong kinh doanh phải giữ được chữ tín và phải có hoạt động bảo hành sau khi bán.

5) Quy luật về ý chí tiến thủ của nhà quản lý: ý chí tiến thủ của nhà quản lý

được diễn biến theo thời gian và chia thành hai loại: bảo thủ và hãnh tiến.

1.2.2. Quy luật tâm lý trong quản lý: a) Khái niệm:

Quản lý là sự tác động vào tình cảm, ý chí, nhân cách của con người, làm cho họ gắn bó với cộng đồng và quyết tâm thực hiện mục tiêu chung của cộng đồng, trong đó có mục tiêu của cá nhân họ. Nếu con người làm việc với tâm lý sảng khoái, tin tưởng thì sẽ tự giác, sáng tạo, hứng thú, năng suất, hiệu quả sẽ cao; nếu người lại chẳng những kết quả công việc không tốt mà còn ảnh hưởng không có lợi đến bầu không khí tập thể.

Các quy luật tâm lý thể hiện trong tính cách, xu hướng, năng lực… đòi hỏi người quản lý phải nắm vững và vận dụng để nâng cao trình độ và hiệu quả quản lý. Xã hội càng phát triển, tính cộng đồng càng cao. Trong quản lý, phải vừa phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân, phải vừa phát huy sức mạnh của cộng đồng.

b) Một số quy luật tâm lý trong quản lý:

1) Tâm lý khách hàng: Khách hàng là đối tượng phục vụ, là lẽ sống còn của các doanh nghiệp, việc nghiên cứu tâm lý khách hàng là điều không thể không được chú ý thỏa đáng, có được khách hàng là tồn tại, là thành công.

Khách hàng có thể là một người, một tổ chức, một hệ thống, thâm chí là một nước. Đó là những người đang có nhu cầu và khả năng mua sản phẩm nhưng chưa được đáp ứng và nhu cầu và khả năng mua sản phẩm nhưng chưa được đáp ứng và mong được thỏa mong được thỏa mãn.

2) Tâm lý cạnh tranh: nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp trước

hết phải chịu trách nhiệm trước các kết quả hoạt động kinh doanh, dịch vụ của mình, do đó vấn đề cạnh tranh tất yếu xảy ra giữa các doanh nghiệp có cùng loại mặt hàng phục vụ cho cùng loại nhu cầu của khách.

Sự cạnh tranh có thể diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau: - Cạnh tranh đối kháng.

- Cạnh tranh không đối kháng.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng môn Khoa học quản lý (Dành cho sinh viên khóa Đại học 7 chuyên ngành Quản lý TDTT) (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)