- Những căn cứ để xác định mục tiêu hoạt động của trường là: Đường lối, chính sách Đảng và Nhà nước đối với giáo dụcvà TDTT; k ế hoạch phát triển kinh tế
1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại lao động quản lý.
1.1. Khái niệm lao động quản lý.
Ngày nay, quản lý đang trở thành một dạng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Với ý nghĩa đó, lao động quản lý có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung của mỗi quốc gia. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ làm cho phân công lao động xã hội diễn ra hết sức sâu rộng và cùng với nó là quá trình hợp tác lao động ngày càng chặt chẽ, xu hướng hợp tác, liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế giữa các nước, các khu vực trên toàn thế giới phản ảnh tình hình trên.
Vì vậy, trong quản lý người ta đang tìm mọi cách để khai thác mọi nguồn lực. Lao động quản lý chính là một trong những nguồn lực to lớn đó. Như vậy, hoạt động lao động quản lý không còn là một chức quyền mà là một chức nghiệp, là một dạng hoạt động có vai trò quan trọng góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Lao động quản lý trở thành một ngành lao động độc lập; bao gồm các yếu tố; con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng nhằm tạo ra (gián tiếp) sản phẩm hoặc là cải biến đối tượng theo nhu cầu của con người trong một môi trường nhất định.
Lao động quản lý là dạng lao động cụ thể như mọi lao động cụ thể khác, thực hiện các chức năng quản lý; đó là lao động của con người trong lĩnh vực quản lý hay lao động của những người làm chức năng quản lý.
Hoạt động quản lý bao giờ cũng gắn với một tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Quản lý là điều hòa, phối hợp các hoạt động cá nhân, bộ phận trong một hệ thống có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo mục tiêu chung. Vì thế, lao động quản lý là yếu tố bên trong liên quan đến toàn bộ hoạt động của tổ chức mà không gắn trực tiếp với một cá nhân, bộ phận cụ thể nào. Điều đó được thể hiện trên hai khía cạnh:
Thứ nhất, lao động quản lý thực hiện chức năng sức lao động tập thể. Chức năng quản lý là loại hoạt động thực hiện sự hợp tác lao động do quá trình phân công chuyên môn hóa lao động của tổ chức đòi hỏi. Như vậy, chức năng quản lý là chức năng chung của quá trình lao động tập thể theo mục tiêu, hay chức năng sức lao động tập thể.
Là chức năng chung nên sản phẩm của quá trình hoạt động lao động quản lý là tiềm năng của con người được khai thác một cách tối ưu trong quá trình lao động tập thể. Đây là đặc trưng nổi bật của dạng lao động quản lý.
Thứ hai, lao động quản lý là loại lao động điều khiển mang tính quyền lực, đó là dạng lao động chỉ huy có thứ bậc. Đặc trưng này bắt nguồn từ tính mục tiêu, tính hệ thống và tính hiệu quả của mỗi quá trình lao động tập thể.
1.2. Đặc điểm của lao động quản lý:
1.2.1. Lao động quản lý là loại lao động trí óc sáng tạo:
Là loại lao động điều khiển, cho nên lao động quản lý bao gồm những chuỗi tác động để điều hòa phối hợp các hoạt động lao động cá nhân, bộ phận của cả hệ thống tổ chức bảo đảm sự ăn khớp, nhịp nhàng cùng thực hiện mục tiêu chung. Việc thu thập, xử lý thông tin để ra quyết định nhằm tập hợp, huy động được các nguồn lực để thực hiện mục tiêu là sức lao động vận dụng chủ yếu bằng trí tuệ. Vì vậy, đây là loại lao động mang tính khoa học đòi hỏi phải nắm vững những vấn đề mang tính quy luật chứ không phải đơn thuần là chủ nghĩa kinh nghiệm. Lao động quản lý là dạng lao động của nhà khoa học.
Đối tượng và môi trường của lao động quản lý đa dạng, phức tạp, luôn xuất hiện những tình huống mới không có trong khuôn mẫu sẵn, đòi hỏi phải xử lý phù hợp. Vì thế trong quản lý, lao động không thể theo những khuôn mẫu bất di bất dịch. Mặt khác, quá trình lao động quản lý luôn bị giới hạn trong những nguyên tắc, thể chế quản lý vĩ mô, cho nên kết quả và hiệu quả của lao động quản lý chính là sự vận dụng sáng tạo các thể chế, các nguyên tắc quản lý vĩ mô. Lao động quản lý thực sự là quá trình lao động nghệ thuật, vừa mang tính khám phá, năng động linh hoạt, vừa mang tính nguyên tăc cao. Đặc điểm lao động trí óc sáng tạo của lao động quản lý biểu hiện ở quá trình "công nghệ" ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định, mà thông tin là nguyên liệu, là đối tượng của quá trình này.
1.2.2. Lao động quản lý là loại lao động phức hợp:
Tính phức hợp của lao động quản lý do tính phức hợp của đối tượng quản lý quy định, đó là một hệ thống bao gồm nhiều cá nhân, bộ phận hợp thành, nhiều quy mô, nhiều cấp độ, lại luôn biến động.
Lao động quản lý là loại lao động có nhiều trình độ, cấp độ, thuộc nhiều lĩnh vực, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện lao động khác nhau. Các chức năng quản lý có xu hướng chuyên môn hóa ngày càng sâu, vì thế lao động quản lý cũng có xu hướng phân chia thành nhiều loại khác nhau. Mặt khác, hai loại quan hệ quản lý ngang và dọc đã quy định sự cấu tạo hệ thống quản lý theo cấp và sự cấu tạo hệ
thống theo chức năng nên lao động quản lý cũng được phân chia thành hai loại như vậy.
1.2.3. Lao động quản lý là loại lao động tổng hợp.
Do đối tượng tác động của mình quy định mà lao động quản lý phải là loại lao động bao hàm một tri thức toàn diện về mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội cũng như tự nhiên. Quá trình lao động quản lý chỉ có hiệu quả khi lao động quản lý có tri thức tổng hợp, tác động trúng đối tượng.
Thực tiễn yêu cầu lao động quản lý không chỉ có tri thức khoa học chuyên ngành mà còn phải có tri thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội con người; đồng thời có thực tiễn sâu sắc, có khả năng tổng kết và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn.
1.2.4. Lao động quản lý là loại lao động có đối tượng đặc biệt là con người và tập thể những con người.
Trong mỗi hệ thống tổ chức kinh tế xã hội suy cho cùng từ chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý đều là con người, vì vậy quá trình quản lý là quá trình quản lý con người và tập thể những con người. Trong mỗi quá trình quản lý, con người là chủ thể tác động đồng thời cũng là đối tượng tiếp nhận các tác động của quản lý, vừa là mục tiêu vừa là động lực của quản lý.
Con người là những chủ thể độc lập, có ý thức, có năng lực tự chủ, với hệ thống nhu cầu riêng trong điều kiện chung của cộng đồng. Mục đích cuối cùng của quản lý là phát huy nhân tố con người, phục vụ mục tiêu chung của hệ thống tổ chức, cũng như mục tiêu của quá trình lao động quản lý là nhằm khai thác được mọi tiềm năng và năng lực sáng tạo trong tính độc lập, tự chủ, có ý thức ở mỗi con người. Vì vậy, để đạt được mục tiêu, ngoài những ràng buộc tổ chức theo hệ thống, quá trình lao động quản lý là quá trình động viên, khuyến khích con người làm việc sáng tạo. Nói cách khác, lao động quản lý là loại lao động biết gây ảnh hưởng, thu hút sự chú ý đến con người, của con người.
Đặc điểm này của lao động quản lý yêu cầu quá trình lao động quản lý phải là quá trình biết làm việc với con người; biết tôn trọng, biết quan tâm đến nguyện vọng cũng như các lợi ích thiết thực, chính đáng của con người; biết kích thích mọi nỗ lực sáng tạo của họ hướng vào mục tiêu chung. Có thể nói rằng, các tác động của lao động quản lý đến người lao động không thể tùy tiện, thô bạo mà phải trên cơ sở các nguyên tắc và phương pháp khoa học tổng hợp.
1.2.5. Lao động quản lý là loại lao động mang tính gián tiếp trong quá trình sản xuất vật chất và có tính chất cộng đồng.
Lao động quản lý thực hiện chức năng sức lao động tập thể, do yêu cầu của sự phân công và hiệp tác lao động. Lao động quản lý chỉ xuất hiện ở đâu và khi nào có quá trình lao động hiệp tác của nhiều người nhằm thực hiện mục tiêu chung. Kết quả của quá trình lao động quản lý được thể hiện ở kết quả cuối cùng của cả hệ thống tổ chức. Hiệu quả hoạt động của lao động quản lý được thể hiện ở hiệu quả chung của cả cộng đồng. Như vậy, kết quả, hiệu quả đạt được của cả cộng đồng có sự đóng góp của quá trình lao động quản lý. Đó là tính gián tiếp của lao động quản lý. Không thể có kết quả, hiệu quả lao động cộng đồng thuần túy mà không bao hàm trong đó kết quả, hiệu quả của lao động quản lý.
Đặc điểm này của lao động quản lý được thể hiện rõ hơn trong quá trình sản xuất vật chất. Dù nằm trong quá trình sản xuất nhưng lao động quản lý không thể trực tiếp tạo ra của cải mà nó gián tiếp thông qua các lao động trực tiếp cụ thể. Để sản xuất sản phẩm, các lao động sản xuất trực tiếp chuyên môn hóa sâu phải được tổ chức hiệp tác chặt chẽ với nhau trong sản xuất. Vai trò tổ chức hiệp tác này do quá lao động quản lý là một trong những đầu vào của quá trình sản xuất.
1.3. Phân loại lao động quản lý.
Lao động quản lý thường được phân loại theo một số căn cứ chủ yếu sau: - Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ lao động, lao động quản lý có 3 dạng: + Lao động thực hiện chức năng lãnh đạo;
+ Lao động đảm nhận các chức năng chuyên gia;
+ Lao động đảm nhận các chức năng nhân viên nghiệp vụ, kỹ thuật. - Căn cứ vào phạm vi bao quá của các chức năng, lao động quản lý có: + Lao động quản lý tổng hợp;
+ Lao động quản lý chức năng; + Lao động tác nghiệp cụ thể.
- Căn cứ vào nội dung các chức năng chuyên môn, lao động quản lý có: + Lao động đảm nhiệm công tác kế hoạch;
+ Lao động đảm nhiệm công tác quản lý tài chính; + Lao động đảm nhiệm công tác quản lý nhân sự; + Lao động đảm nhiệm công tác quản lý kinh doanh; + Lao động đảm nhiệm công tác xây dựng cơ bản;