- Những căn cứ để xác định mục tiêu hoạt động của trường là: Đường lối, chính sách Đảng và Nhà nước đối với giáo dụcvà TDTT; k ế hoạch phát triển kinh tế
2. Đào tạo người cán bộ quản lý.
Bàn về những yêu cầu của người quản lý có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có tác giả cho rằng người quản lý phải "có tâm và có tầm"; có tác giả cho rằng người quản lý là người phải có nhân cách trọn vẹn và có sức khỏe. Tuy nhiên, có thể khái quát rằng người quản lý là người phải có năng lực quản lý, có những phẩm chất cần thiết và phải có sức khỏe để đáp ứng được yêu cầu của một loại hình lao
động đặc biệt đó là lao động quản lý. Theo đó, người cán bộ quản lý được đào tạo cần phải đáp ứng được những kỹ năng – phẩm chất sau:
2.1. Kỹ năng quản lý:
2.1.1. Kỹ năng lãnh đạo:
Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý. Lãnh đạo giỏi được thử thách qua thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên dưới quyền quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là người lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác quyền lực của những người khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và làm cho quá trình đó hoạt động. Đó là một bài toán khó.
2.1.2. Kỹ năng lập kế hoạch:
Là khả năng tư duy nhằm phát hiện, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá và giải quyết các vấn đề phức tạp. Đây là kỹ năng được đánh giá cao và được nhấn mạnh nhất trong năng lực của người quản lý. Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của tổ chức sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của một tổ chức. Một kế hoạch sai lầm có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Vì vậy, kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà quản lý đưa ra các kế hoạch hợp lý và hướng nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch đã hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, nhà quản lý sẽ cần đến những công cụ để giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình. Muốn vậy, người quản lý phải có khả năng xác định vấn đề, hiểu rõ và giải thích được các giữ liệu, các thông tin, sử dụng thông tin để ra các quyết định quản lý đúng đắn, tối ưu nhất, biết cách lập luận và đưa ra các cam kết trong những tình huống phức tạp, trình bày một cách sáng sủa các ý tưởng.
2.1.3. Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Quá trình giải quyết vấn đề có thể được thực hành qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháo và lựa chọn giải pháp tối ưu.
2.1.4. Kỹ năng giao tiếp:
Năng lực giao tiếp là khả năng nhận và phát thông tin, thể hiện ở kỹ năng nói, viết và diễn đạt bằng cử chi, điệu bộ. Nhà quản lý có kỹ năng làm việc với con người sẽ tham gia tích cực vào công việc của tập thể, tạo ra được một môi trường
trong đó mọi người cảm thấy an toàn, dễ bộc bạch ý kiến và có thể phát huy triệt để tính sáng tạo của mình. Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối quan hệ, cái mà có được từ kỹ năng giao tiếp tốt. Nhà quản lý phải thành thạo giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, dễ thuyết phục.
2.2. Phẩm chất cá nhân của người quản lý
Bên cạnh những yêu cầu về năng lực, người quản lý cần phải có những phẩm chất cá nhân nhất định. Có thể khái quát những phẩm chất đó là:
2.2.1. Phẩm chất chính trị:
Người quản lý phải có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, kiên định theo đường lối của Đảng và nắm vững pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn; có khả năng tự hoàn thiện, tự đánh giá kết quả công việc của bản thân, của những người mà mình quản lý theo tiêu chuẩn chính trị, biết biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức chính trị của mọi người; tạo được lòng tin, lôi cuốn được mọi người.
Phẩm chất chính trị của người quản lý còn thể hiện ở chỗ không thụ động trông chờ mà phải biết chủ động tìm kiếm những nhiệm vụ của đơn vị trong các chủ trương, đường lối lãnh đạo của cấp trên, biết tự đánh giá bản thân cũng như hoạt động của đơn vị.
Người cán bộ quản lý trong quá trình đổi mới hiện nay còn phải có khả năng và ý chí làm giàu cho tổ chức, cho đất nước trong khuôn khổ của luật pháp và thông lệ thị trường.
2.2.2. Phẩm chất đạo đức và tác phong, lối sống :
Đạo đức là chuẩn mực hành vi của con người được xã hội chấp nhận. Người cán bộ quản lý trong điều hành công việc, phải tuân thủ những chuẩn mực nhất định về hành vi sinh hoạt, ứng xử, quan hệ đã được xã hội đồng tình, ủng hộ, đặc biệt trong giải quyết vấn đề lợi ích. Người quản lý phải trung thức, cần kiệm liêm chính, trong sáng trong hành động, biết tôn trọng mọi người, có thiện chí.
Ngoài ra, người quản lý phải có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử vừa mềm dẻo, vừa kiên định trong giải quyết các quan hệ quản lý để đạt được hiệu quả cao nhất trong thực hiện mục tiêu của tổ chức. Biết lắng nghe, biết thuyết phục và thương yêu người lao động, được quần chúng tin cậy, nể phục.
* Những đặc điểm của người quản lý mà quần chúng ưa thích và không ưa thích
· Những đặc điểm của người quản lý mà quần chúng ưa thích (sắp xếp theo thứ tự thể hiện mức độ ưa thích)