Giảm vốn điều lệ trong công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vốn điều lệ trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 51 - 54)

Nhu cầu giảm vốn điều lệ đối với các CTCP khi công ty giảm nhu cầu về vốn do thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trước, kinh doanh thua lỗ và có nhu cầu phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá (song không đủ nguồn thặng dư vốn để bù đắp) ngày càng tăng.

Tuy nhiên, cả LDN 2005 và Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành LDN 2005 đều không có quy định cụ thể về giảm vốn điều lệ đối với CTCP. Việc không thể giảm vốn điều lệ đối với CTCP đã gây ra không ít khó khăn cho hoạt động của các công ty trong một số trường hợp đặc thù.

Trường hợp thứ nhất, CTCP đã niêm yết trên TTCK, trong quá trình hoạt động phát sinh nhu cầu phát hành tăng vốn điều lệ.

Do giá cổ phiếu trong thời điểm đó thấp hơn mệnh giá, nên DN phải tính đến chuyện phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá nhằm đảm bảo đợt phát hành thành công.

Nghiệp vụ này sẽ làm phát sinh khoản chênh lệch âm giữa phần vốn tăng thêm và thực thu sau đợt phát hành, tức là thặng dư vốn âm. Do đó, chỉ có các DN còn thặng dư vốn từ các đợt phát hành trước đó mới được cơ quan quản lý xem xét cho phép phát hành dưới mệnh giá.

Khi đó, khoản thiếu hụt sẽ được cấn trừ vào thặng dư vốn và như vậy, đảm bảo DN vẫn có đủ số vốn điều lệ đúng với giá trị phát hành.

45

đợt phát hành trước đó, thì không thể phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá, do không có quy định về việc ghi giảm vốn điều lệ cho CTCP.

Trường hợp thứ hai, các CTCP có lỗ lũy kế, song hiện tại đã kinh doanh hiệu quả trở lại, muốn niêm yết trên TTCK để tăng cơ hội tiếp cận các nguồn vốn kinh doanh và tăng thanh khoản cho cổ phiếu. Vậy nhưng, các công ty này không thể niêm yết trên TTCK do vướng quy định về việc không được có lỗ lũy kế.

Nếu có quy định về việc cho phép giảm vốn điều lệ để xử lý lỗ lũy kế thì vấn đề này của DN sẽ được giải quyết rất đơn giản bằng một bút toán trên sổ sách (các cổ đông chấp nhận giảm số lượng cổ phiếu đang nắm giữ). Hiện tại, điều này chưa được phép, gây khó khăn cho nhiều DN.

Trường hợp thứ ba, DN tiến hành thành lập và huy động vốn với số vốn điều lệ xác định, nhưng sau một thời gian hoạt động, các cổ đông không đóng góp đủ số vốn cần thiết để lượng vốn thực góp bằng lượng vốn điều lệ đã đăng ký.

Về vấn đề này, Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định: sau 3 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu, nếu số cổ phần được quyền phát hành quy định tại Khoản 4, Điều 84, LDN 2005 không được bán hết, công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm số vốn được quyền phát hành ngang bằng với số cổ phần đã phát hành.

Như vậy, Nghị định 102/2010/NĐ-CP một mặt quy định, vốn điều lệ của CTCP là tổng giá trị số cổ phần đã phát hành và được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty, mặt khác cho phép công ty giảm vốn điều lệ khi số cổ phần được quyền chào bán trong 3 năm mà không bán hết. Tuy nhiên, quy định cụ thể việc giảm vốn điều lệ của CTCP như thế nào cũng không được đặt ra.

Ba bất cập kể trên chỉ là ba trường hợp điển hình của những khúc mắc phát sinh trong quá trình hoạt động của DN, do không có quy định cụ thể của việc giảm vốn điều lệ đối với CTCP.

46

Những bất cập này đang ngăn trở đáng kể nỗ lực tái cấu trúc của nhiều DN, gây phức tạp không cần thiết cho các DN trong việc phát triển hoạt động kinh doanh.

Theo những quy định mới của LDN 2014, CTCP có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

+ Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông.

+ Công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của công ty.

+ Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định sau:

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định trên, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Nếu sau thời hạn quy định trên có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì:

47

không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác.

ii. Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác.

iii. Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán.

iv. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định trên.

Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn quy định trên. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán cổ phân đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp và đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vốn điều lệ trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)