Vấn đề về cơ chế giám sát tiến độ góp vốn và chế tài xử lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vốn điều lệ trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 66 - 70)

Với những quy định cởi mở, có thể coi là khá dễ dàng cho việc đăng ký thành lập một DN hiện nay, hệ thống pháp luật doanh nghiệp của nước ta đã thực sự để cho các chủ thể kinh doanh tuân theo những quy luật và đòi hỏi của thị trường về nhu cầu vốn cũng như quyền tự quyết của mình để quyết định số vốn khi đăng ký thành lập DN, tất nhiên, trừ những ngành, nghề kinh doanh yêu cầu có vốn pháp định như đã phân tích ở trên. Việc quy định như vậy cũng dễ dẫn đến việc quản lý, giám sát số vốn đăng ký thành lập công ty là một việc khá khó khăn, do đó, vấn đề góp vốn để thành lập CTCP luôn là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong quá trình hình thành một doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh.

Hiện nay, các cổ đông sáng lập của công ty cổ phần có thể tiến hành việc góp vốn của mình thông qua nhiều lần góp vốn. Mặc dù CTCP có thể dễ dàng huy động vốn kinh doanh ở ngoài công chúng, tuy nhiên, việc góp vốn

60

điều lệ của CTCP cũng cần phải được thực hiện một cách đúng thời hạn để tiến hành công ty có thể bước đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh. Mặt khác, việc góp vốn đúng trình tự và thời hạn sẽ giúp các cổ đông sáng lập gắn liền trách nhiệm của họ đối với công ty theo từng lần góp vốn.

Qua thực tiễn thi hành LDN có thể thấy rằng, việc giám sát tiến độ góp vốn hiện nay của nhà nước còn khá hạn chế.

3.2.1. Việc xác định số vốn thực tế của doanh nghiệp khi đăng ký là bao nhiêu còn bỏ ngỏ, cơ chế giám sát tiến độ góp vốn chưa chặt chẽ

Hiện nay chưa có một cơ quan nào xác định số vốn điều lệ thực tế khi các nhà đầu tư thành lậpdoanh nghiệp. Khi đăng ký kinh doanh nhà đầu tư tự đăng ký số vốn điều lệ (trừ các ngành, nghề phải có vốn pháp định), do đó, các doanh nghiệp đăng ký số vốn như thế nào thì các cơ quan đăng ký kinh doanh ghi trong hồ sơ như vậy. Đặc biệt, do không có cơ quan nào chuyên trách việc giám sát tiến độ góp vốn trong khi cơ quan đăng ký kinh doanh thì còn rất nhiều công việc phải làm, do vậy, hiện nay, việc giám sát tiến đọ góp vốn trong CTCP còn là một vấn đề khá bất cập.

Phần lớn doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thông báo tiến độ góp vốn đối với cơ quan đăng ký kinh doanh, mà như đã nói ở trên, cơ quan đăng ký kinh doanh không đủ thời gian, cũng như nhân lực để giám sát được hàng nghìn doanh nghiệp. Các quy định về góp vốn được xây dựng theo nguyên tắc tự kê khai, tự định giá và tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, thiếu cơ chế thúc đẩy và tạo điều kiện cho các bên có liên quan giám sát quá trình này để đảm bảo việc góp vốn đúng và đầy đủ, hạn chế gian lận.

Hầu hết các nước đều có quy định rất chặt chẽ trong việc giám sát tiến độ góp vốn của các sáng lập viên mà một trong các quy định liên quan đến nó chính là quy định các sáng lập viên phải góp vốn ngay khi thành lập công ty. Như ở Nhật Bản, vào thời điểm đăng ký thành lập CTCP các thành viên phải

61

đăng ký mua và mua ngay ít nhất 25% số cổ phần được phép phát hành [57], ở Trung Quốc, các sáng lập viên bắt buộc phải đóng góp ít nhất 30% vốn điều lệ vào thời điểm đăng ký công ty [68]… Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi thành lập công ty cổ phần, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và trong vòng ba năm, các thành viên sáng lập sẽ không được chuyển nhượng số cổ phần này cho người không phải là cổ đông sáng lập của công ty trừ trường hợp được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Với quy định này thì Luật chỉ ràng buộc trách nhiệm vật chất của các cổ đông sáng lập ở mức tối thiểu là 20% tổng số cổ phần phổ thông của công ty cổ phần chứ chưa chắc là tổng số vốn điều lệ của công ty vì luật không hạn chế số lượng cổ phần ưu đãi và cũng không ràng buộc nghĩa vụ gì của cổ đông sáng lập đối với lượng cổ phần ưu đãi mà công ty phát hành. LDN đã tạo cho các cổ đông sáng lập một phạm vi khá rộng (lên đến 80% tổng số cổ phần phổ thông và số lượng không hạn chế các cổ phần ưu đãi) để họ có thể kêu gọi vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau trong công chúng. Điều này cùng với những ưu điểm khác của công ty cổ phần như chế độ trách nhiệm hữu hạn, khả năng huy động vốn… đã tạo nên sự thu hút của mô hình công ty này đối với các nhà đầu tư. Song lợi bất cập hại, với việc có những quy định khá “dễ dàng” trong thành lập doanh nghiệp là việc không phải đóng góp vốn ngay khi thành lập công ty, đồng thời được phép thoải mái tự định ra tiến trình góp vốn (trong vòng 90 ngày phải góp đủ ít nhất 20% vốn điều lệ) đã tạo nên một môi trường khá thuận lợi để các công ty cổ phần “ma” ra đời, để các chủ đầu tư có điều kiện để chiếm dụng vốn, cưỡng đoạt tài sản của công dân, và thực tế ở Việt Nam xuất hiện nhiều “công ty ảo” với số vốn “ảo”. Thời gian 90 ngày là đủ để thành lập một công ty, tiến hành một hay nhiều các thương vụ mua bán hóa đơn trước khi công ty ngừng hoạt động trong thực tế.

62

LDN có quy định cấm kê khai khống vốn đăng ký, không góp đủ và đúng hạn số vốn như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế nhưng lại không quy định cụ thể việc thẩm định số vốn góp như thế nào nhằm chống lại việc khai khống vốn. Thực tế cho thấy, tại nhiều DN, luôn tồn tại hai loại sổ đăng ký cổ đông. Một loại là số vốn thực góp của các cổ đông dùng để giải quyết trong nội bộ DN. Một sổ dùng riêng cho việc “đối phó” với cơ quan đăng ký kinh doanh do quy định của pháp luật về báo cáo tiến độ góp vốn và tỷ lệ vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Điều này dẫn đến một thực trạng là khi tất cả cổ đông sáng lập đều không góp đủ vốn như cam kết thì cũng “ hòa cả làng”. Người đại diện theo pháp luật cứ báo cáo kết quả không chính xác của tiến độ góp vốn đến Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư trong khi bản thân cơ quan này cũng không đủ công sức và thời gian để theo dõi, xử lý, trừ khi tranh chấp nảy sinh trong chính nội bộ DN, có yêu cầu, đề nghị, thì may ra mới biết về thực trạng góp vốn của DN.

Hệ quả của việc khai khống vốn đăng ký, không góp đủ, đúng hạn là các DN này tạo ra một nguồn lực vốn “ảo” cho xã hội, cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các đối tác, bạn hàng, ngân hàng… Vì vốn góp (vốn điều lệ thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) là giới hạn trách nhiệm của DN với những thiệt hại phát sinh trong suốt quá trình kinh doanh. Giả sử có tranh chấp xảy ra thì với những quy định hiện hành, DN cũng không biết sợ trong khi đó các nhà làm luật hầu như phản ứng khá yếu trước các vi phạm về tiến độ góp vốn của các sáng lập viên. Hậu quả của việc này không phải chỉ là sự ra đời của nhiều công ty ảo mà nghiêm trọng hơn dẫn đến sự thiếu niềm tin của xã hội vào hoạt động của các công ty, của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam khi chúng ta đang cố xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn.

63

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vốn điều lệ trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)