Chế tài xử lý các vi phạm còn quá yếu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vốn điều lệ trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 70 - 72)

Về chế tài xử lý các vi phạm trên, Ở Pháp, những công ty không tồn tại trên thực tế bị buộc tội đối với việc lưu hành cổ phần bất hợp lệ. Theo pháp luật Trung Quốc, nếu như khai khống vốn khi thành lập, thành viên công ty và người định giá phải bồi hoàn cho công ty và chủ nợ. Ở Thái Lan có quy định việc xóa xổ đăng ký đối với những công ty không có hoạt động gì trên thực tế. Còn tại Việt Nam, Điều 23 Nghị định 155/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có quy định về việc xử phạt vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn;

b) Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.

3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế; b) Kinh doanh dưới danh nghĩa doanh nghiệp khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã giải thể;

c) Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đăng ký gia hạn hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

64

b) Buộc đăng ký giảm vốn điều lệ theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc buộc góp đủ số vốn như đã đăng ký đối với các loại hình doanh nghiệp khác có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Buộc định giá lại tài sản góp vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;

d) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này [15, Điều 23].

Rõ ràng, đối với chế tài đã quy định như trên thì chưa đủ sức răn đe đối với những vi phạm trong tiến độ góp vốn cũng như kê khai số vốn góp.

Có lập luận cho rằng, nếu LDN chưa quy định thì có thể quy định trong Điều lệ để xử lý vấn đề này, vì đây là thỏa thuận của các cổ đông. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng, nhiều bản Điều lệ hiện nay không giải quyết được vấn đề này vì: luật không quy định nên các cổ đông không có căn cứ pháp lý để thực hiện, và sự thông thoáng của hành lang pháp lý quy định về quá trình thành lập DN và những bản Điều lệ dựa theo Điều lệ mẫu chỉ thay đổi họ tên không phản ánh đúng thực trạng của công ty.

3.2.3. Một số kiến nghị

Từ những phân tích trên đây, chúng tôi kiến nghị:

- Pháp luật về doanh nghiệp cần tiếp tục có những quy định mạnh mẽ hơn nữa đối với việc giám sát tiến độ góp vốn, lộ trình góp vốn của các thành viên sáng lập, đặc biệt, cần quy định khi đăng ký kinh doanh cần phải đóng góp một số lượng vốn tối thiểu để là cơ sở bảo đảm cho các nghĩa vụ trong tương lai.

- Quy định rõ ràng quy chế tự khai vốn điều lệ nhằm đảm bảo sự trung thực của nhà đầu tư trong việc đăng ký vốn ban đầu. Đồng thời đặt ra vấn đề về trách nhiệm của cá nhân. Mặc dù hiện nay, pháp luật có quy định về trách

65

nhiệm cá nhân của các thành viên trong trường hợp chậm góp vốn, góp không đủ vốn, khai khống vốn,... nhưng những quy định này vẫn không đủ sức răn đe và chưa tạo ra cơ chế chặt chẽ cho cơ chế tự khai vốn.

- Chế tài xử lý vi phạm đối với những hành vi trên cần phải được đưa vào luật, mức độ xử phạt cần phải tăng lên để mang tính răn đe.

- Cần phải quy định một cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định vốn góp của các công ty khi cần thiết hoặc nếu việc này làm cho bộ máy thêm cồng kềnh thì có thể đưa thêm quy định khi cần thiết có thể chỉ định thuê một công ty kiểm toán hay công ty định giá độc lập tiến hành thẩm định để nhằm kiểm tra vấn đề vốn và chi phí sẽ do công ty chịu trách nhiệm chi trả.

- Cần hoàn chỉnh các quy định pháp luật về chế độ lập và công khai các báo cáo tài chính và trách nhiệm của doanh nghiệp và cá nhân những người có liên quan không thực hiện đúng các quy định này. Các báo cáo tài chính là tài liệu số hóa và phản ánh rõ nét nhất phạm vi tổng tài sản, phần vốn điều lệ của doanh nghiệp. Kể cả tình trạng nợ, các khoản phải trả, phần vốn chưa đóng góp của các thành viên khi thành lập doanh nghiệp,… đều được phản ánh rõ trong các tài liệu của báo cáo tài chính. Từ đó, chủ nợ sẽ có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp để quyết định thiết lập quan hệ (và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình), việc thực hiện đúng quy định sẽ làm cho các DN phải có ý thức hoàn thiện nghĩa vụ góp vốn của mình để tạo lập niềm tin với chủ đầu tư và khách hàng, không ai muốn thiết lập quan hệ làm ăn với những công ty có vấn đề về tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vốn điều lệ trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)