Đối tượng góp vốn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vốn điều lệ trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

Góp vốn là việc các cổ đông chuyển tài sản của mình vào công ty, để trở thành chủ sở hữu hoặc các đồng sở hữu công ty. Việc góp vốn vào Công ty cổ phần được quy định khá chi tiết trong LDN 2014.

Kinh doanh vốn là một hoạt động hết sức khó khăn và phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó có các quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu… Do vậy, mặc dù pháp luật thừa nhận quyền tự do kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, song không phải mọi chủ thể đều có thể thực hiện quyền này, điều này quy định cụ thể tại khoản 2, 3 Điều 18 LDN 2014. Ngoài ra cũng cần phải loại trừ trường hợp “thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình”, cụm từ này được được giải thích cụ thể: là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích: (i) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; (ii) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định pháp luật về ngân sách nhà nước; (iii) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

Mặc dù luật có quy định cụ thể các đối tượng trên, nhưng thực tiễn theo cho thấy các cơ quan đăng ký kinh doanh rất khó để xác định các cổ đông sáng lập có thuộc đối tượng không được tham gia góp vốn thành lập công ty

33

hay không và điều này thực sự rất ít khi được yêu cầu xác minh mà chủ yếu Cơ quan đăng ký kinh doanh tập trung vào việc tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh đăng ký là gì và số vốn bao nhiêu, việc này dẫn đến hiện tượng là hiện nay vẫn còn trường hợp các cổ đông tham gia góp vốn thành lập CTCP mà cơ quan đăng ký kinh doanh không biết hoặc không thể biết vì số lượng công ty được thành lập quá nhiều. Thường chỉ là do khi có tranh chấp phát sinh nội bộ hay với bên ngoài mới phát hiện ra, trường hợp này dẫn đến rất nhiều hệ lụy, hiện LDN 2014 tuy có làm rõ thêm trường hợp không được tham gia góp vốn, điều hành công ty nhưng cũng chưa có quy định cụ thể để ngăn chặn một cách hiệu quả mong muốn kinh doanh của những đối tượng không được phép.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vốn điều lệ trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)