Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vốn điều lệ trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 65 - 66)

Các thực trạng trên dẫn đến yêu cầu các nhà làm luật phải sớm có biện pháp hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp nói chung và quy định vốn pháp định nói riêng trong thời gian tới để vốn pháp định tồn tại có thực chất, là công cụ bảo vệ lợi ích của bạn hàng và chủ nợ của công ty.

Trong thời gian tới, khi cần quy định về vốn pháp định, chúng tôi kiến nghị: Nhà nước cần phải tiếp thu ý kiến phản biện của xã hội để đảm bảo những quy định về vốn pháp định thực sự khoa học và phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Cần nghiên cứu, đánh giá, phân tích một cách toàn diện và sâu sắc việc đưa một ngành, nghề kinh doanh nào đó vào danh mục cần có vốn pháp định, điều này sẽ khắc phục được tình trạng quy định về vốn pháp

59

định tràn lan không cần thiết. Mặt khác, doanh nghiệp chỉ lo đối phó các quy định đó, còn cơ quan chức năng lại lơ là trong công tác hậu kiểm, làm giảm tính hiệu quả của pháp luật, đồng thời ảnh hưởng đến phát huy nội lực trong nhân dân. Đồng thời, các quy định về mức vốn pháp định là bao nhiêu cũng cần được nghiên cứu cẩn thận, chắc chắn, hợp lý đối với từng ngành nghề, mang tính dự báo để ít có sự thay đổi, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh đang ổn định của các doanh nghiệp.

Đặc biệt, dựng chế tài pháp luật đủ mạnh để răn đe và ngăn ngừa hiện tượng vi phạm các quy định nêu trên, là công cụ để quản lý hiệu quả vấn đề vốn pháp định. Bởi đặt ra quy định mà không có cơ chế kiểm soát thì chắc chắn việc thực thi sẽ không hiệu quả. LDN tuy đã có quy định về thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không hoạt động sau đăng ký, nhưng trên thực tế, điều này vẫn chưa được thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vốn điều lệ trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)