Tài sản góp vốn và định giá tài sản góp vốn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vốn điều lệ trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

Theo Bộ luật dân sự thì “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và

các quyền tài sản”, theo quy định tại LDN 2014, cụ thể:

1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn [45, Điều 35].

Việc góp vốn bằng tài sản phải có xác nhận bằng biên bản. Đối với tài sản là giá trị quyền sử dụng đất, người góp vốn còn phải: (i) Là người có quyền sở hữu và sử dụng đất hợp pháp, được luật pháp công nhận; (ii) Trước

34

khi góp vốn vào công ty, phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu/sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không phải chịu lệ phí trước bạ.

Quy định việc cho phép hầu hết các loại tài sản đều được phép góp vốn để thành lập CTCP cho thấy Nhà nước, thông qua các quy định của pháp luật một mặt là sự bảo đảm trên thực tế các quyền năng của chủ sở hữu tài sản, mặt khác tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tạo lập sản nghiệp thương mại để đầu tư kinh doanh.

Về bản chất, giao dịch góp vốn giữa công ty và chủ sở hữu công ty có thể là giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản hoặc chuyển nhượng quyền chủ thể hợp đồng… Tài sản góp vốn sẽ thuộc sở hữu của công ty, đổi lại, người góp vốn nhận về cổ phần hoặc phần vốn góp. Trên cả hai phương diện kinh tế và pháp lý, vấn đề xác định giá trị tài sản góp luôn cần được đặt ra.

Theo Khoản 2 Điều 37 LDN 2014:

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế [45, Điều 37, Khoản 2].

Việc quy định tài sản góp vốn được định giá khi thành lập công ty phải được các cổ đông sáng lập chấp thuận thể hiện nguyên tắc nhất trí tự do hợp

35

đồng. Các cổ đông sáng lập tự thỏa thuận và qua đó phải chịu trách nhiệm đối với quyết định định giá tài sản này, kể cả khi có tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp thì pháp luật vẫn đề cao quyền tự quyết của các cổ đông khi quyết định định giá của cơ quan này cũng phải được chấp thuận bởi đa số cổ đông. Về cơ bản, quy định này kế thừa các nội dung đã có từ trước của LDN 2005, đồng thời cũng đã bổ sung thêm việc quy định trách nhiệm của cổ đông sáng lập khi định giá cao hơn giá trị tài sản được góp vốn. Quy định này xây dựng cơ bản dựa trên nguyên tắc tự kê khai, tự định giá và tự chịu trách nhiệm, qua đó khẳng định sự tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể tham gia kinh doanh của Nhà nước thông qua việc thể chế hóa bằng quy định khá thông thoáng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vốn điều lệ trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)