Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vốn điều lệ trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 54 - 61)

Với cấu trúc vốn mở, pháp luật quy định cơ chế huy động vốn đa dạng, năng động đối với mô hình CTCP với những phương thức khác nhau nhằm tạo điều kiện phát huy tối đa thế mạnh của mô hình CTCP trong việc huy động vốn đầu tư với mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc huy động vốn dẫn đến việc tăng vốn điều lệ. Theo pháp luật hiện hành, chào bán cổ phần là một trong các phương thức mà công ty có thể thực hiện để tăng vốn điều lệ. Hiện nay, luật vẫn chưa có quy định cụ thể về các trường

48

hợp tăng vốn điều lệ của CTCP mà chỉ chỉ ra việc chào bán cổ phần có thể làm tăng vốn.

Trong thực tiễn thực hiện, CTCP và Sở Kế hoạch và Đầu tư gặp khó khăn, lúng túng đối với việc phát hành thêm cổ phần; trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp tốn kém thời gian để tăng vốn điều lệ. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện LDN 2005, có một số cách hiểu nhầm lẫn giữa vốn điều lệ và cổ phần được quyền phát hành, nhầm lẫn giữa việc quyết định tăng vốn điều lệ và thời điểm tăng vốn điều lệ. Do đó, công ty thường thực hiện việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ ngay sau khi đại hội cổ đông quyết định tăng vốn. Chính điều này đã dẫn đến hiện tượng “vốn khống”. Bởi việc đại hội cổ đông quyết định phát hành thêm cổ phần chỉ là mong muốn tăng vốn điều lệ, còn vốn điều lệ của công ty có tăng được hay không lại phụ thuộc vào việc cổ phần đó có bán được không. Do đó, quyết định phát hành thêm cổ phần không tất yếu dẫn đến việc tăng vốn điều lệ công ty.

LDN 2014 quy định:

1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ.

2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:

a) Chào bán cho các cổ đông hiện hữu; b) Chào bán ra công chúng;

c) Chào bán cổ phần riêng lẻ.

3. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.

4. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần [45, Điều 122].

49

 Đối với công ty cổ phần chưa đại chúng:

Trước đây, đối với CTCP muốn tăng vốn bằng cách phát hành cổ phần cho nhà đầu tư bên ngoài (không phải là cổ đông của công ty) thì doanh nghiệp thực hiện thủ tục chào bán cổ phiếu riêng lẻ theo quy định của Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phiếu và có báo cáo kết quả chào bán cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

LDN 2005 không có quy định đầy đủ, cụ thể về chào bán cổ phần riêng lẻ đối với công ty cổ phần, việc này được giao cho Chính phủ hướng dẫn như đã nêu ở trên. Việc phát hành cổ phần riêng lẻ như nêu trên được thực hiện theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP, việc này gây khó khăn, thậm chí cản trợ việc huy động thêm vốn, mở rộng kinh doanh của không ít công ty cổ phần. Do vậy, để khắc phục, LDN 2014 đã bổ sung thêm quy định tại Điều 123 về chào bán cổ phần riêng lẻ. Điều này đã bổ sung những quy định về chào bán cổ phần riêng lẻ đối với CTCP không phải là công ty đại chúng một cách hợp lý, đơn giản thủ tục so với quy định cũ. Công ty có quyền tiến hành tổ chức thực hiện bán cổ phần sau 20 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh nếu không nhận được ý kiến phản đối của cơ quan đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo chấp thuận việc chào bán cổ phần riêng lẻ trong một thời hạn sớm hơn. Việc quy định chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu cũng được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 124.

Trường hợp tăng vốn do phát hành thêm cổ phần phổ thông và chào bán số cổ phần đó cho tất cả cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của

50

họ tại công ty: Công ty phải gửi bảo đảm bằng văn bản thông báo việc phát hành thêm cổ phần phổ thông đến địa chỉ thường trú của các cổ đông. Thông báo này phải được đăng tải trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia hoặc đăng báo trong ba số liên tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo. Sau khi hoàn tất chào bán, doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

Sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phiếu và có báo cáo kết quả chào bán cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

 Đối với công ty cổ phần đại chúng:

CTCP đại chúng phát hành cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn. Quy trình này được thực hiện theo quy định của Luật chứng khoán. CTCP có thể phát hành những cổ phiếu này bằng cách phát hành tới những địa chỉ cụ thể hoặc phát hành rộng rãi ra công chúng. Khi phát hành ra công chúng các cổ đông trong công ty được quyền hưởng ưu đãi bằng cách được quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ vốn góp của họ trong Điều lệ của công ty.

Mệnh giá cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng là 10.000 đồng. Theo quy định tại Điều 12 Luật chứng khoán, điều kiện để một CTCP chào bán chứng khoán ra công chúng là:

+ Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

+ Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;

+ Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

51

trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần đã được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty.

Sau khi hoàn tất đợt phát hành cổ phần theo quy định của Luật chứng khoán và báo cáo kết quả cho Ủy ban chứng khoán nhà nước về đợt phát hành, công ty thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

52

Kết luận chương 2

Chương 2 đã phân tích và bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về vốn điều lệ trong CTCP tại Việt Nam hiện nay. Từ những phân tích và đánh giá trên cho thấy, khung pháp luật về vốn điều lệ trong CTCP ở Việt Nam hiện nay là tương đối đầy đủ, từ những quy định ban đầu về góp vốn cho đến việc quản lý tiến trình góp vốn đều đã được đề cập đến. Điều này là hết sức quan trọng trong việc tạo ra môi trường pháp luật ổn định và đầy đủ, là căn cứ để các nhà đầu tư yên tâm gia nhập thị trường. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành cho thấy, các quy định của pháp luật về vấn đề vốn điều lệ trong CTCP cũng còn một số điểm cần phải hoàn thiện hơn nữa sẽ được phân tích và đưa ra một số kiến nghị tại chương 3.

53

Chương 3

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MỚI QUY ĐỊNH VỀ VỐN ĐIỀU LỆ TRONG

CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2014

Ở Việt Nam, LDN năm 2005 là sản phẩm của kinh nghiệm lập pháp 15 năm. Từ những điều khoản sơ khai về CTCP và công ty trách nhiệm hữu hạn trong LCT 1990, những chế định pháp luật đã được cụ thể bằng điều khoản trong LDN 1999, đây chính là nền tảng cho ra đời LDN 2005.

Như đã nêu ở trên, LDN 2005 là một bước tiến lớn, đã tạo ra một thay đổi căn bản trong hoàn thiện khung pháp luật về môi trường kinh doanh ở nước ta, góp phần thiết lập môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng và không phân biệt đối xử. Từ những quy định của LDN 2005, LDN 2014 đã kế thừa và phát triển thêm những đổi mới và tiến bộ của những quy định điều chỉnh về doanh nghiệp, góp phần xây dựng và tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, đủ sức hấp dẫn và có sức cạnh tranh so với khu vực. Có thể nói rằng, nội dung pháp luật về vốn điều lệ trong CTCP hiện hành theo LDN 2014 về cơ bản đã đáp ứng được sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào một hệ thống pháp luật thân thiện nhưng chặt chẽ, hài hòa hóa lợi ích của nhà nước và của doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng và các chủ thể có liên quan.

LDN hiện hành với 213 điều, trong đó có 62 điều quy định riêng về CTCP. Vấn đề quản lý vốn, nhất là vốn điều lệ vẫn luôn là một vấn đề được quan tâm với mong muốn có một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Đối với những quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, chúng tôi xin chọn lọc kiến nghị mấy vấn đề sau:

54

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vốn điều lệ trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)