Tiền lương làm căn cứ thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động thu bảo hiểm xã hội của tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 30 - 33)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.2.Tiền lương làm căn cứ thu bảo hiểm xã hội

Tiền lương làm căn cứ thu BHXH là khoản thu nhập được quy định làm căn cứ xác định số tiền BHXH phải đóng góp dựa trên tỷ lệ đóng góp theo quy định của pháp luật ở từng thời kỳ.

Quy định về tiền lương làm căn cứ thu BHXH từ trước đến nay vẫn là quỹ tiền lương, bao gồm: tiền lương và các khoản phụ cấp lương như: Phụ cấp khu vực, phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng, phụ cấp thâm niên đặc biệt, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp độc hại, khó khăn, nguy hiểm.

Nghị định 12/CP cũng quy định căn cứ tham gia BHXH theo hướng đó tuy nhiên có rút gọn một số phụ cấp lương vì các phụ cấp lương đó không có tính chất

24

bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực đắt đỏ, chức vụ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Quy định về tiền lương làm căn cứ thu BHXH trong Nghị định 12/CP xét một cách toàn diện đã đầy đủ. Nhóm lao động làm việc trong khu vực Nhà nước, hưởng lương theo ngạch, bậc thì đóng BHXH theo ngạch, bậc tương ứng. Nhóm lao động làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh, hưởng lương theo hợp đồng lao động thì đóng BHXH theo mức lương trong hợp đồng lao động. Đối tượng nào có phụ cấp thì căn cứ đóng BHXH tính thêm khoản phụ cấp đó.

Giai đoạn này, chưa có quy định cụ thể về chế độ tiền lương, Chính phủ chưa đưa ra quy định về mức lương tối thiểu vùng và khoản phụ cấp thống nhất trong cả nước nên quy định về tiền lương và các khoản phụ cấp làm căn cứ tham gia BHXH kể trên chưa có tính khả thi, việc áp dụng vì thế không được triệt để.

Vẫn cùng chung quan điểm về tiền lương làm căn cứ tham gia BHXH bắt buộc như trên, nhưng quy định của Luật BHXH năm 2006 có sự khác biệt. Luật BHXH năm 2006 quy định quỹ tiền lương làm căn cứ thu BHXH chi tiết, cụ thể và có sự phân tách giữa các nhóm đối tượng như sau:

“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.

2. Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.”

25

Riêng đối với đối tượng tham gia BHXH là hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn thì tiền lương làm căn cứ tham gia BHXH là lương tối thiểu chung theo từng thời điểm.

Đối với loại hình BHXH tự nguyện, căn cứ tham gia là mức thu nhập do người tham gia lựa chọn sao cho không thấp hơn lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

Nội dung quy định kể trên nhìn chung khá hợp lý. Số tiền BHXH cần phải đóng phải được xác định trên căn cứ là thu nhập ổn định hàng tháng của người tham gia. Đối với nhóm lao động ngoài quốc doanh, thu nhập ổn định hàng tháng chính là mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, còn đối với nhóm lao động trong khu vực nhà nước, thu nhập ổn định chính là mức lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm và một số phụ cấp.

Bản chất của BHXH chính là sự chia sẻ giữa những người cùng tham gia cũng đồng thời là sự phân phối lại thu nhập. Vì vậy, Luật BHXH năm 2006 đã quy định khống chế mức tối thiểu và mức tối đa làm căn cứ tham gia BHXH dựa trên cơ sở là mức lương tối thiểu chung.

Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, nội dung quy định trên đã tạo ra một khe hở pháp lý để các đối tượng có thể vận dụng trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH. Với cách thức quy định cứng: tiền lương làm căn cứ tham gia BHXH đối với lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động có thể đóng BHXH ở mức thấp hơn so với thu nhập thực tế bằng cách chia nhỏ thu nhập thành các khoản phụ cấp ngoài lương, ký hợp đồng lao động với mức lương thấp hơn mức lương thực trả ...

Đối với nhóm lao động làm việc trong khu vực nhà nước, cách quy định kể trên chưa được coi là toàn diện. Có rất nhiều lao động làm việc trong các ngành nghề đặc biệt như: Thuế, hải quan, kho bạc, y ... có mức thu nhập ổn định cao hơn mức lương theo ngạch, bậc nhưng không được tính làm căn cứ tham gia BHXH.

26

Luật BHXH năm 2014 quy định bổ sung khoản thu nhập phải đóng BHXH đối với nhóm lao động hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động quyết định là các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung theo pháp luật về lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động thu bảo hiểm xã hội của tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 30 - 33)