Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động thu bảo hiểm xã hội của tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 43 - 50)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2.1.Những kết quả đạt được

Kể từ sau những đổi mới trong chính sách BHXH và thu BHXH, đặc biệt là sau khi Luật BHXH năm 2006 có hiệu lực, việc áp dụng pháp luật thu BHXH của tổ chức BHXH Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể:

Một là, việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà

nước với tổ chức quản lý sự nghiệp trong việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH đã tạo ra sự chuyên môn hoá trong quản lý và tổ chức thực hiện. Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý nhà nước về BHXH, Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý nhà nước về BHYT, còn tổ chức BHXH có chức năng thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT, trong đó có chức năng thu BHXH. Tổ chức BHXH đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành chức năng cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ thu BHXH; đội ngũ cán bộ, viên chức làm nhiệm vụ thu BHXH được kiện toàn về số lượng và cơ bản đảm bảo chất lượng, có tinh thần phục vụ tốt. Hàng năm, BHXH Việt Nam đều giao chỉ tiêu kế hoạch cho BHXH từng địa phương trong công tác phát triển đối tượng và thu BHXH, nhờ vậy công tác tổ chức thu BHXH đã đi vào nề nếp và ngày một đạt hiệu quả cao.

Hai là, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện ngày càng được mở rộng và tăng nhanh về số lượng.

Diện bao phủ của chính sách BHXH đã từng bước mở rộng cả về đối tượng tham gia và loại hình BHXH, đã tạo ra sự bình đẳng giữa những người lao động

trong các thành phần kinh tế. Nếu như trước đây, đối tượng tham gia BHXH bắt

37

đối tượng có trách nhiệm tham gia BHXH chiếm tỷ trọng rất lớn trong dân số cả nước, bao gồm gần như tất cả các đối tượng có mối quan hệ làm công, ăn lương. Hiện nay chỉ có nhóm đối tượng là nông dân và lao động tự do là không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, Luật BHXH năm 2006 bổ sung hình thức BHXH tự nguyện bên cạnh BHXH bắt buộc đã tạo điều kiện để nhóm lao động

không tham gia BHXH bắt buộc cũng được tiếp cận với chính sách BHXH.

Bảng 2.1: Bảng số liệu về số người tham gia BHXH giai đoạn 1995- 2013

Năm

Số lao động tham gia BHXH bắt buộc

(người)

Số lao động tham gia BHXH tự nguyện (người) Tổng số lao động tham gia BHXH (người) 1995 2.275.998 0 2.275.998 1996 2.821.444 0 2.821.444 1997 3.159.806 0 3.159.806 1998 3.355.389 0 3.355.389 1999 3.559.397 0 3.559.397 2000 3.842.727 0 3.842.727 2001 4.075.925 0 4.075.925 2002 4.844.669 0 4.844.669 2003 5.387.257 0 5.387.257 2004 5.819.983 0 5.819.983 2005 6.189.962 0 6.189.962 2006 6.746.553 0 6.746.553 2007 8.179.002 0 8.179.002 2008 8.539.467 6.110 8.540.078 2009 8.901.170 41.193 8.942.363 2010 9.441.246 81.319 9.522.565 2011 10.075.568 102.472 10.178.040 2012 10.437.000 146.178 10.583.178

38

2013 10.699.729 187.189 10.886.918

(Nguồn: BHXH Việt Nam)

Bảng số liệu trên cho thấy, năm 1995 là năm đầu tiên thực hiện cải cách BHXH, số người tham gia BHXH còn thấp (trên 2,2 triệu người), chủ yếu vẫn là cán bộ, công chức và người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước. Đến năm 2013, số lao động tham gia BHXH đã đạt 10,6 triệu người bằng 386% so với năm 1995. Số người lao động tham gia BHXH tăng nhanh chủ yếu do khu vực kinh tế sử dụng người làm công ăn lương có chiều hướng tăng do tác động của việc chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp. Mặt khác, vai trò của các tổ chức, cơ quan, ban, ngành liên quan ngày càng được củng cố và phát huy tác dụng cùng với sự cố gắng của tổ chức BHXH trong việc chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tăng cường công tác tuyên truyền; nắm tình hình các đơn vị trên địa bàn, kiểm tra phát hiện đơn vị chưa tham gia, hoặc đã tham gia nhưng chưa hết số lao động hiện có theo quy định của Luật BHXH để đưa vào danh sách quản lý, nhất là khu vực ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ba là, thu BHXH đã phát huy vai trò, hiệu quả tích cực trong việc hình thành quỹ BHXH tập trung, thống nhất, hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước.

Kết quả của thu BHXH là hình thành nên quỹ BHXH, ngược lại quỹ BHXH phản ánh chất lượng, hiệu quả của thu BHXH. Nhìn chung trong những năm qua, số thu BHXH đã tăng lên không ngừng, góp phần hình thành quỹ BHXH đủ khả năng để chủ động chi trả các chế độ BHXH cho người lao động, không còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước. Nếu như trước kia, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hàng năm ngân sách Nhà nước đều phải bù lượng kinh phí lớn để đủ chi trả các chế độ BHXH cho người thụ hưởng thì nay khi quỹ BHXH dần lớn mạnh, gánh nặng đó được giảm đi đáng kể. Quỹ BHXH được hình thành độc lập và được quản lý tập trung thống nhất đã phát huy hiệu quả tốt; thu-chi hàng năm có số dư để bổ sung vào quỹ BHXH.

39

Bảng 2.2: Kết quả thu BHXH và tỷ lệ so với số chi các chế độ BHXH giai đoạn 1995 - 2013

Đơn vị: triệu đồng

Năm Số Thu BHXH Số chi BHXH Tỷ lệ số thu/số chi

(%) 1995 778.486 41.954 185 1996 2.569.733 383.150 670 1997 3.445.661 593.525 580 1998 3.875.956 751.629 515 1999 4.186.054 940.351 446 2000 5.198.221 1.335.282 389 2001 6.348.184 1.856.339 342 2002 6.963.022 2.585.554 269 2003 11.635.000 5.450.000 213 2004 13.876.137 7.140.967 194 2005 14.474.595 9.128.400 159 2006 18.740.831 10.591.033 177 2007 23.747.370 15.258.628 156 2008 30.939.365 20.016.634 155 2009 37.487.945 32.200.655 116 2010 53.740.022 42.655.220 126 2011 98.625.500 78.534.700 126 2012 138.754.400 101.832.700 136 2013 164.450.400 121.233.900 136

(Nguồn: BHXH Việt Nam)

Bảng số liệu 2.2 cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc và sự lớn mạnh khổng lồ của quỹ BHXH qua từng năm cũng như mức độ đáp ứng được yêu cầu đặt ra của số phải chi trả các chế độ BHXH. Trong giai đoạn 1995-2013, tất cả các năm số thu BHXH đều lớn hơn số chi, có những năm tổng số thu BHXH gấp hơn sáu lần so với

40

số phải chi các chế độ BHXH, năm thấp nhất cũng đạt 1,2 lần so với số phải chi. Có được thành tựu ấy là nhờ các quy định pháp luật về thu BHXH càng ngày càng đầy đủ, cụ thể, đồng bộ về đối tượng, mức đóng, phương thức đóng cũng như xử lý vi phạm về đóng BHXH. Các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương cũng có sự chuyển biến cơ bản về nhận thức trong lĩnh vực BHXH nên sự quan tâm, phối hợp trong lĩnh vực BHXH nói chung, công tác thu BHXH nói riêng đã có tiến bộ rõ rệt, nhất là công tác tuyên truyền về BHXH, xử lý vi phạm về thu nộp BHXH. Bản thân tổ chức BHXH cũng đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thu theo hướng cải cách thủ tục hành chính, đơn giản, cụ thể trình tự, thủ tục tham gia, thu, nộp BHXH và từng bước áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào việc quản lý thu BHXH.

Bốn là, quỹ BHXH ngày càng lớn mạnh và góp phần không nhỏ vào đầu tư phát triển nền kinh tế xã hội.

Quỹ BHXH hiện nay không những đủ kinh phí để chi trả kịp thời các chế độ BHXH mà còn có phần nhàn rỗi kết dư để đầu tư phát triển và tăng trưởng quỹ. Số tiền kết dư hàng năm được sử dụng đầu tư nhiều vào các công trình trọng điểm quốc gia, góp phần phát triển nền kinh tế chung của đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động đầu tư quỹ BHXH giai đoạn 1997-2009 Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Số vốn đầu

tư đầu năm

Số vốn đầu tư trong năm Lãi thu được trong năm Số vốn đầu tư cuối năm Số dư quỹ tính đến hết ngày 31/12 Tỷ trọng vốn đầu tư/số dư quỹ (%) Lãi suất bình quân (%) 1997 1.078.636 2.575.353 209.793 4.072.070 5.742.000 70,92 8,15 1998 4.072.070 5.782.616 472.579 7.493.161 8.887.000 84,32 8,17 1999 7.493.161 9.060.582 665.715 10.628.003 12.241.000 86,82 7,35 2000 10.628.003 13.145.473 824.164 15.662.942 16.285.000 96,18 6,27 2001 15.662.942 18.046.689 864.991 20.430.436 21.690.000 94,19 4,79 2002 20.430.436 22.852.036 1.605.762 25.273.636 26.507.000 95,35 7,03 2003 25.273.636 9.195.000 1.911.001 34.118.636 34.596.035 98,62 6,44 2004 34.118.636 10.425.000 2.604.910 42.568.636 42.716.927 99,65 6,79 2005 42.568.636 10.440.000 3.055.483 51.558.636 54.009.298 95,46 6,49

41

Năm Số vốn đầu

tư đầu năm

Số vốn đầu tư trong năm Lãi thu được trong năm Số vốn đầu tư cuối năm Số dư quỹ tính đến hết ngày 31/12 Tỷ trọng vốn đầu tư/số dư quỹ (%) Lãi suất bình quân (%) 2006 51.558.636 9.280.000 4.080.604 60.738.636 63.672.666 95,39 7,27 2007 60.738.636 17.488.000 4.794.934 68.808.000 74.954.000 91,80 7,40 2008 68.808.000 20.270.000 7.510.000 83.973.000 89.609.000 93,71 9,83 2009 83.973.000 53.780.000 8.399.700 98.563.000 106.720.000 92,35 9,08

(Nguồn: BHXH Việt Nam)

Bảng số liệu 2.3 cho thấy, số vốn đem đi đầu tư tăng trưởng so với toàn bộ số dư quỹ BHXH đều chiếm tỷ trọng cao. Năm 1997 tỷ trọng vốn đem đi đầu tư so với số dư quỹ là 70,92% thì đến năm 2009 là 92,35%. Toàn bộ số vốn đem đi đầu tư được thực hiện theo đúng danh mục đầu tư theo quy định tại Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg của Chính phủ. Thực hiện đầu tư của BHXH Việt Nam theo đúng quy định của Luật BHXH, quỹ BHXH ưu tiên cho vay bù đắp bội chi Ngân sách, đồng thời dành một khoản tiền nhất định tham gia mua trái phiếu Chính phủ để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo chỉ đạo của Chính phủ; BHXH Việt Nam đã cân đối, tận dụng tối đa nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi để đầu tư, đồng thời luôn bám sát biến động lãi suất thị trường để điều chỉnh lãi suất cho vay từ quỹ BHXH, làm tăng hiệu quả hoạt động đầu tư quỹ.

Tính đến cuối năm 2011, tồn Quỹ BHXH là 171.875 tỷ đồng, tăng 33.466 tỷ đồng so với năm 2010 (tăng 24,18%), trong đó:

- Tồn Quỹ BHXH bắt buộc là 156.641 tỷ đồng, tăng 27.553 tỷ đồng so với năm 2010 (tăng 21,3%);

- Tồn Quỹ BHXH tự nguyện là 596 tỷ đồng, tăng 255 tỷ đồng so với năm 2010 (tăng 74,78%);

- Tồn Quỹ BHTN là 14.638 tỷ đồng, tăng 5.658 tỷ đồng so với năm 2010 (tăng 63,0%). [28]

42

Tính đến 31/12/2011, tổng số đầu tư dài hạn (từ 01 năm trở lên) và đầu tư ngắn hạn (dưới 01 năm) là 180.812 tỷ đồng, trong đó đầu tư ngắn hạn là 41.484 tỷ đồng), cụ thể danh mục đầu tư như sau:

Bảng 2.4: Danh mục và vốn đầu tư quỹ BHXH năm 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Danh mục đầu tư

Số dư đến hết ngày 31/12/2010

Đầu tư năm 2011 Đầu tư mới

(doanh số đầu tư) Thu hồi (doanh số thu hồi) Số dư đến 31/12/2011 1 Cho Ngân sách Nhà nước vay 50.000 19.000 - 69.000 2 Mua trái phiếu Chính phủ 34.500 6.000 - 40.500 3 Các Ngân hàng vay 53.483 115.760 99.431 69.812

4 Dự án thủy điện Lai Châu 1.500 1.500

Tổng cộng 137.983 142.260 99.431 180.812

(Nguồn: BHXH Việt Nam)

Số dư cho các Ngân hàng thương mại nhà nước vay đến 31/12/2011 là 69.812 tỷ đồng, cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Bảng số liệu về số vốn cho các ngân hàng thương mại Nhà nước vay từ quỹ BHXH năm 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Stt Tên hệ thống ngân hàng

Số dư cho vay đến 31/12/2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngắn hạn Dài hạn Tổng 1 NHTMCP Công thương 13.840 6.310 20.150 2 NH ĐT&PT 14.900 7.370 22.270 3 NHTMCP ngoại thương 9.800 2.950 12.750 4 NHNo & PTNT 2.544 10.538 13.082 5 NH Phát triển nhà ĐBSCL 200 280 480

43

6 NH Phát triển 0 700 700

7 NH Chính sách xã hội 200 180 380

Tổng cộng 41.484 28.328 69.812

(Nguồn: BHXH Việt Nam)

BHXH Việt Nam thực hiện cho vay đối với các ngân hàng đảm bảo đúng đối tượng quy định, các chi nhánh ngân hàng cấp 1 vay vốn đều có bảo lãnh của ngân hàng cấp trên, thực hiện cho các ngân hàng vay ngắn hạn với các thời hạn linh hoạt để tận dụng tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và đảm bảo cân đối đủ tiền cấp kinh phí chi trả các chế độ BHXH, BHYT cho các địa phương. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trong những năm qua mới chỉ tập trung cho ngân sách Nhà nước và ngân hàng Nhà nước vay, độ an toàn vốn cao nhưng hiệu quả về lãi suất ở mức trung bình.

Năm là, ý thức chấp hành pháp luật về thu BHXH của người lao động và người sử dụng lao động ngày càng được nâng cao.

Nhận thức được tầm quan trọng của BHXH trong nền an sinh xã hội của đất nước, người lao động và người sử dụng lao động đã có ý thức tự giác hơn trong việc chấp hành pháp luật về thu BHXH. Đặc biệt, người lao động đã nhận thức được quyền lợi của mình khi tham gia BHXH nên chủ động hơn trong việc yêu cầu người sử dụng lao động của mình thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Điều này cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu của cơ quan BHXH.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động thu bảo hiểm xã hội của tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 43 - 50)