Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động thu bảo hiểm xã hội của tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 64 - 87)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2.Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thu bảo hiểm xã hội

hiểm xã hội

Việc hoàn thiện pháp luật về thu BHXH giữ vị trí và vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động thu BHXH nói riêng và chất lượng của nền ASXH nước ta nói chung. Sau đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về thu BHXH:

Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:

Nội dung quy định về đối tượng tham gia BHXH nên quy định sao cho hợp lý để đối tượng tham gia BHXH không có cơ hội trốn tránh và cơ quan BHXH

58

không gặp khó khăn về mặt pháp lý khi kiểm tra, phát hiện. Có thể sửa đổi như sau: Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động làm việc cho người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công.

Với nội dung quy định trên, cơ quan BHXH hoàn toàn có quyền yêu cầu người lao động tham gia BHXH khi người lao động và người sử dụng lao động phát sinh mối quan hệ làm công ăn lương mà không cần căn cứ vào việc đã tồn tại hay chưa một hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về tiền lương làm căn cứ tham gia BHXH:

Có thể sửa đổi nội dung quy định về mức thu nhập hàng tháng làm căn cứ để tham gia BHXH cho phù hợp theo hướng: Tiền lương làm căn cứ tham gia BHXH đối với nhóm lao động hưởng lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:

- Đối với nhóm lao động hưởng lương thời gian: Lương đóng BHXH là lương theo hợp đồng lao động và các khoản thu nhập, phụ cấp ngoài lương mang tính ổn định từ ba tháng trở lên.

- Đối với nhóm lao động hưởng lương sản phẩm: Các đơn vị sử dụng lao

động có nhóm lao động hưởng lương sản phẩm phải xây dựng định mức khoán sản

phẩm hàng tháng (mức tối thiểu) cho từng vị trí lao động cụ thể làm căn cứ tham

gia BHXH. Lương tham gia BHXH là mức lương tương ứng với định mức khoán đó.

Ví dụ: Công ty May A có nhóm lao động trực tiếp sản xuất là nhóm lao động

hưởng lương theo sản phẩm. Định mức khoán sản phẩm tối thiểu một tháng của các vị trí lao động được xây dựng như sau:

Công nhân vận hành máy may bậc 1: 1.000 sản phẩm Công nhân vận hành máy may bậc 2: 1.200 sản phẩm Công nhân KCS bậc 1: 1.100 sản phẩm

Công nhân KCS bậc 2: 1.300 sản phẩm Công nhân trải vải bậc 1: 1.400 sản phẩm Công nhân trải vải bậc 2: 1.500 sản phẩm

59

Với đơn giá sản phẩm năm 2014 là 2.864 đồng/sản phẩm thì lương sản phẩm tối thiểu của người lao động tương ứng với định mức kể trên là 2.864.000 đồng, 3.436.800 đồng, 3.150.400 đồng, 3.723.200 đồng, 4.009.600 đồng, 4.296.000 đồng. Mức lương đó được xác định là lương tham gia BHXH. Quy định như trên đáp ứng được yêu cầu sau:

+ Quy định đã đảm bảo được yêu cầu lương đóng BHXH sát với thu nhập thực tế. Thu nhập thực tế của những vị trí việc làm khác nhau thì khác nhau và nó phụ thuộc vào yêu cầu của vị trí đó.

+ Quy định như vậy tránh được sự vi phạm về mức đóng. Định mức lao động xây dựng phải sát với năng suất thực tế. Nếu xây dựng thấp quá thì không chọn lọc được lao động lành nghề, xây dựng cao quá thì lao động không đạt được định mức.

+ Thực tế phần lớn các đơn vị sử dụng lao động khi quy định lương theo sản phẩm thường không chi các phụ cấp, trợ cấp gì khác cho người lao động vì quan điểm đã tính hết vào đơn giá. Chính vì vậy việc chia nhỏ thu nhập thành các khoản phụ cấp, trợ cấp để trốn đóng BHXH cũng khó thực hiện.

Ba là, sửa đổi, bổ sung quy định về truy thu BHXH đối với thời gian thử việc:

Cần làm rõ quy định về việc truy thu BHXH đối với các trường hợp có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động khi quy định đó gây ra nhiều cách hiểu.

Ví dụ cho cách hiểu thứ nhất: Hợp đồng lao động ký ngày 1/10/2014, điều 3 của hợp đồng có nội dung: Thử việc từ ngày 1/9/2014 đến 30/9/2014. Lao động này phải truy thu BHXH của tháng 9/2014.

Ví dụ cho cách hiểu thứ hai: Hợp đồng lao động ký ngày 1/10/2014, điều 3 của hợp đồng có nội dung: Thử việc từ ngày 1/10/2014 đến 30/10/2014. Lao động này phải tham gia BHXH từ tháng 10/2014. Nếu tháng 11/2014 mới tham gia thì phải truy thu tháng 10/2014.

Theo như hai ví dụ nêu trên thì cách hiểu thứ hai hợp lý hơn. Để thống nhất cách hiểu và áp dụng, nên sửa đổi nội dung trên như sau: Thời gian thử việc là thời gian phải tham gia BHXH bắt buộc nếu thời hạn thử việc nằm trong thời hạn hợp đồng lao động và được ghi trong hợp đồng lao động.

60

Bốn là, sửa đổi, bổ sung quy định về tham gia BHXH trong thời gian học việc, thử việc:

Hiện nay, rất nhiều đơn vị sử dụng lao động vận dụng sự thiếu chặt chẽ trong quy định về học việc, thử việc để kéo dài thời gian trước khi ký hợp đồng lao động chính thức để trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động. Quy định về việc dạy nghề cho phép các đơn vị sử dụng lao động chưa được cấp phép dạy nghề được đào tạo nghề cho người mới tuyển dụng của mình sau đó tuyển dụng vào làm việc. Vận dụng điều này, nhiều đơn vị ký hợp đồng đào tạo nghề, hợp đồng học nghề … và có trả một khoản thu nhập cho người lao động (được gọi dưới dạng là phụ cấp học nghề) tuy thực tế phần lớn các trường hợp đó người lao động đã thành thạo tay nghề và có thể làm việc chính thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều đơn vị sau khi hết thời gian học nghề lại tiếp tục ký hợp đồng thử việc với người lao động và đương nhiên thời gian thử việc người lao động không được tham gia BHXH. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp người sử dụng lao động ký hợp đồng thử việc nhiều lần với cùng một người lao động (nhưng ký với vị trí công việc khác nhau) và vì thế thời gian trước khi ký hợp đồng lao động chính thức bị kéo rất dài.

Tuy rất bất hợp lý nhưng không đủ căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm đối với đơn vị sử dụng lao động vì các nội dung đó pháp luật đều cho phép hoặc không có quy định, hoặc không cấm.

Khắc phục điều này, cần bổ sung một số nội dung liên quan đến việc tham gia BHXH trong thời gian hợp đồng học nghề như sau:

- Thời gian học nghề cũng thuộc đối tượng tham gia BHXH nếu cơ sở dạy nghề chưa được cấp phép dạy nghề, người lao động được trả thù lao trong thời gian học nghề và sau khi học nghề người lao động được tuyển dụng làm việc chính thức.

- Không được ký hợp đồng thử việc đối với người lao động đã qua đào tạo nghề tại chính đơn vị tuyển dụng.

- Không được ký liên tiếp nhiều hợp đồng thử việc với cùng một người lao động.

61

Năm là, sửa đổi, bổ sung quy định về quyền lợi của người lao động trong thời gian truy thu BHXH:

Cần quy định cụ thể và làm rõ quyền lợi chính đáng của người lao động trong thời gian truy thu BHXH. Hiện nay, thời gian truy thu BHXH chỉ được tính để hưởng chế độ hưu trí, tử tuất còn các chế độ ốm đau, thai sản, BHYT đều bị bỏ qua trong khi thực tế có thể đã phát sinh rất nhiều.

Ngành BHXH đưa ra quan điểm rằng trách nhiệm đối với những khoản trợ cấp cần phải trả cho người lao động trong thời gian truy thu thuộc về đơn vị sử dụng lao động. Quan điểm này rất đúng đắn, vì phần lớn việc chậm trễ, trốn tránh tham gia BHXH dẫn đến việc truy thu BHXH là do đơn vị sử dụng lao động. Và nếu trách nhiệm này không thuộc về đơn vị sử dụng lao động mà thuộc về quỹ BHXH thì sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy, đặc biệt là hệ lụy về việc lạm dụng quỹ BHXH.

Sáu là, sửa đổi, bổ sung quy định về mức lãi suất chậm nộp:

Quy định về mức lãi suất chậm nộp BHXH thấp hơn so với lãi suất tiền vay từ các ngân hàng thương mại cổ phần nên nhiều đơn vị cứ để nợ tiền BHXH thay vì nợ ngân hàng. Để khắc phục điều này, nên có sự tính toán cân nhắc về việc nâng cao mức lãi suất chậm nộp BHXH hoặc quy định mức lãi suất chậm nộp BHXH có tính lũy tiến giống như tính thuế thu nhập cá nhân.

Bảy là, kịp thời ban hành hệ thống các văn bản xử lý đối những vi phạm trong lĩnh vực thu BHXH đảm bảo phù hợp và hiệu quả:

Quy định xử lý vi phạm chậm đóng BHXH bằng hình thức buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi theo Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC- NHNN là quy định rất hiệu quả nhưng việc triển khai thực hiện còn hạn chế nên chưa đạt được kết quả xứng đáng. Quy định này khó thực hiện vì chưa quản lý được tất cả các tài khoản tiền gửi của các đơn vị. Để nâng cao hiệu quả của biện pháp này cần bổ sung quy định về việc kê khai, quản lý, cung cấp thông tin về tài khoản tiền gửi và trách nhiệm trích nộp BHXH từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị, doanh nghiệp từ phía các ngân hàng.

62

Quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm đóng BHXH được tính trên tỷ lệ % so với số tiền nợ BHXH là rất hợp lý, tuy nhiên lại khống chế mức phạt cao nhất là 75 triệu đồng nên không đạt được mục đích răn đe, ngăn ngừa vi phạm, đặc biệt với những đơn vị nợ BHXH với số tiền tỷ. Thủ tục phạt vi phạm nhìn chung còn rườm rà, thời hạn phạt kéo dài nên chưa đảm bảo được tính kịp thời và hiệu quả.

Mức phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật thu BHXH cần quy định sao cho đảm bảo được hai yếu tố, một là mức phạt phải “xứng đáng” với mức độ vi phạm, hai là mức phạt phải đạt được hiệu quả răn đe và ngăn ngừa vi phạm. Hiện nay, mức phạt theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP mới chỉ căn cứ vào số tiền nợ BHXH mà chưa căn cứ vào số tháng nợ BHXH và cũng chưa căn cứ vào tính chất vi phạm của từng đơn vị. Có nhiều đơn vị nợ BHXH với số tiền lớn nhưng số tháng nợ không nhiều, nhưng có đơn vị nợ BHXH với số tiền rất ít nhưng lại kéo dài nhiều năm, có nhiều đơn vị vi phạm do khó khăn thực sự song cũng có nhiều đơn vị cố tình nợ BHXH.

Vì vậy, đối với quy định về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, đặc biệt là vi phạm về việc trốn đóng, nợ đọng tiền BHXH cần giữ nguyên cách thức tính số tiền phạt dựa trên tỷ lệ % so với số tiền vi phạm, tuy nhiên việc quy định tỷ lệ % và quy định về số tiền phạt tối đa cần có sự phân định giữa các nhóm đối tượng vi phạm, ví dụ như sau:

Phạt tiền với tỷ lệ 10% đến 12% số tiền vi phạm đối với đơn vị nợ đọng, trốn đóng tiền BHXH từ 1 đến 6 tháng, mức phạt tối đa là 75 triệu đồng.

Phạt tiền với tỷ lệ 13% đến 15% số tiền vi phạm đối với đơn vị nợ đọng, trốn đóng tiền BHXH từ trên 6 tháng đến dưới 36 tháng, mức phạt tối đa là 175 triệu đồng.

Phạt tiền với tỷ lệ 16% đến 18% số tiền vi phạm đối với đơn vị nợ đọng, trốn đóng tiền BHXH trên 36 tháng, mức phạt tối đa là 275 triệu đồng.

63

Cần quy định bổ sung việc xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị tái phạm lần thứ hai trở lên, quan tâm đặc biệt đến mức phạt đối với đơn vị tái phạm để hiệu quả của việc phạt vi phạm được nâng cao. Bên cạnh đó, việc bổ sung các hình thức phạt khác bên cạnh hình thức phạt tiền để tăng hiệu quả của việc xử lý đối với các đơn vị vi phạm cũng cần được xem xét, nên tiếp tục thực hiện phạt vi phạm bằng hình thức tước giấy phép hoạt động có thời hạn như quy định ở Nghị định 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.

Quy định về việc khởi kiện các đơn vị nợ tiền BHXH ra tòa án: Biện pháp khởi kiện ra tòa án là biện pháp cuối cùng đối với các đơn vị nợ tiền BHXH nhưng việc triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế. Thời gian từ khi cơ quan BHXH gửi đơn kiện đến khi tòa án ra phán quyết cuối cùng rất dài. Bên cạnh đó, việc thi hành án chưa triệt để nên cơ quan BHXH vừa không “đòi” được tiền nợ vừa tạm thời phải chịu án phí.

Cần bổ sung hành vi trốn đóng, nợ đọng tiền BHXH vào tội phạm hình sự. Việc hình sự hóa đối với các vi phạm trong lĩnh vực thu BHXH là biện pháp hữu hiệu để răn đe và ngăn ngừa người vi phạm, đây cũng là biện pháp xử lý phù hợp và xứng đáng vì phần lớn các vi phạm đều liên quan đến số tiền rất lớn, ảnh hưởng đến lợi ích của rất nhiều người.

Tám là, xây dựng, ban hành các quy định về giám sát, phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong thu BHXH:

Pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp trong tăng cường giám sát các đối tượng có trách nhiệm tham gia BHXH nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động; trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo các ngành Lao động – Thương binh & Xã hội, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Liên đoàn Lao động, Thanh tra phối hợp chặt chẽ với BHXH tỉnh, thành phố để thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn, trong đó tập trung vào thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về BHXH để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

64

Trên cơ sở những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thu BHXH, sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thu

BHXH của tổ chức BHXH Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mở rộng thẩm quyền cho tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam về thu bảo hiểm xã hội

Một trong những cơ chế quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện hoạt động thu BHXH của tổ chức BHXH Việt Nam chính là kiến nghị về việc mở rộng thẩm quyền cho tổ chức BHXH Việt Nam trong hoạt động thu BHXH nói riêng và trong thực hiện Luật BHXH nói chung hay cụ thể chính là kiến nghị về việc giao cho BHXH Việt Nam thực hiện chức năng thanh tra, giao thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân, đơn vị sử dụng lao động trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHXH.

Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam đã xác định: BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, Luật BHXH năm 2006, Luật BHYT cũng như các văn bản quy

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động thu bảo hiểm xã hội của tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 64 - 87)