Quỹ bảo hiểm xã hội và đầu tư, tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động thu bảo hiểm xã hội của tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 35 - 39)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.5. Quỹ bảo hiểm xã hội và đầu tư, tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập trung sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia BHXH và chủ yếu được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH. Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ.

Quỹ BHXH theo quy định của Nghị định 12/CP và Luật BHXH năm 2006 đều được hình thành từ các nguồn đóng góp khác nhau. Đó là: Nguồn đóng góp từ phía người lao động và người sử dụng lao động, nguồn đóng góp và hỗ trợ từ phía Nhà nước, nguồn từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ và các nguồn thu hợp pháp khác.

Trong các nguồn hình thành quỹ BHXH kể trên, phần thu từ người lao động, người sử dụng lao động và tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ được xác định là nguồn hình thành chủ yếu. Nguồn hỗ trợ từ phía Nhà nước giai đoạn còn hiệu lực của Nghị định 12/CP được dùng để chi cho người đang hưởng chế độ BHXH trước năm 1995 và đóng BHYT cho người đang hưởng chế độ BHXH, sau này nguồn đóng từ ngân sách Nhà nước được sử dụng để hỗ trợ cho đối tượng là người nghèo, đối tượng chính sách. Nguồn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước cũng phát sinh khi quỹ BHXH mất cân bằng thu - chi hoặc quỹ BHXH mất khả năng chi trả các chế độ BHXH.

29

Các nguồn thu hợp pháp khác của quỹ BHXH được xác định là nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế và trong nước, giá trị tài sản của BHXH được đánh giá lại ...

Nghị định 12/CP khi quy định về mức đóng BHXH có quy định cụ thể tỷ lệ phân bổ mức đóng góp vào các quỹ thành phần nhưng chưa có điều khoản quy định các loại quỹ thành phần của quỹ BHXH. Điều 89 Luật BHXH năm 2006 đã quy định cụ thể ba loại quỹ thành phần phân chia từ quỹ BHXH, bao gồm: Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất. Các quỹ thành phần đều được hạch toán tài chính độc lập.

Luật BHXH năm 2006 cũng quy định về việc sử dụng quỹ BHXH, bao gồm: Trả các chế độ BHXH theo quy định cho người lao động; Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; chi phí quản lý; chi khen thưởng theo quy định; đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ

Việc quản lý quỹ BHXH phải tuân theo nguyên tắc công khai, minh bạch, an

toàn, hiệu quả. Quỹ BHXH là quỹ tài chính tập trung sự đóng góp từ những người có trách nhiệm cùng tham gia BHXH và cũng là nguồn để chi trả các chế độ BHXH cho người tham gia BHXH. Chính vì vậy việc quản lý, sử dụng quỹ phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả. Hàng năm phải thực hiện báo cáo tình hình tài chính công khai để người tham gia BHXH được biết. Các hoạt động cho vay hay đầu tư từ quỹ BHXH phải đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, tránh trường hợp sử dụng quỹ sai mục đích, đầu tư quỹ không hiệu quả dẫn đến thất thoát hay “vỡ” quỹ BHXH.

Đối với nước ta, khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường thì Quỹ BHXH phải tuân theo một nguyên tắc nữa là tự chủ về tài chính. Nguyên tắc này là hết sức cần thiết, vì chỉ có như vậy mới thực sự hình thành được quỹ BHXH, giảm "gánh nặng" cho ngân sách Nhà nước, đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động tham gia và hưởng BHXH. Do đó hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH được nhận định là một yêu cầu khách quan. Người tham gia BHXH đóng BHXH trong một thời gian dài sau đó mới hưởng các chế độ

30

BHXH nên quỹ BHXH tại một thời điểm nhất định có số tiền kết dư lớn. Mặt khác, quỹ BHXH phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro như lạm phát, khủng hoảng kinh tế, bội chi quỹ, đồng tiền trượt giá … Đầu tư từ quỹ BHXH là một biện pháp hữu hiệu trong việc bảo toàn và tăng trưởng giá trị quỹ BHXH.

Văn bản đầu tiên đề cập và quy định về đầu tư, tăng trưởng quỹ BHXH là Nghị định 19/CP. Theo đó, BHXH Việt Nam có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án và biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH. Khi đó, Chính phủ đã tính đến biện pháp để phát triển quỹ BHXH bằng việc sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi đầu tư vào các chương trình, dự án… Nguồn hình thành quỹ BHXH từ đó được tính thêm khoản tiền sinh lời từ việc thực hiện các hoạt động đầu tư.

BHXH Việt Nam là tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện nhiệm vụ đầu tư và tăng trưởng quỹ BHXH. Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

- Tập trung các khoản khu, cân đối thu, chi các quỹ bảo hiểm và xác định số tiền tạm thời nhàn rỗi để thực hiện các hoạt động đầu tư.

- Xây dựng phương án đầu tư trình Hội đồng quản lý phê duyệt. Phương án đầu tư phải có sự đánh giá tổng kết tình hình thực hiện đầu tư năm trước, ước thực hiện năm sau, dự kiến nội dung đầu tư.

- Tổ chức thực hiện các hình thức đầu tư theo phương án đã được Hội đồng quản lý phê duyệt.

Quỹ BHXH được đầu tư tăng trưởng dưới nhiều hình thức nhằm hướng tới tự chủ tài chính. Tuy nhiên nguyên tắc này cũng chỉ mang tính tương đối và khi áp dụng thì bị giới hạn trong hai quy tắc chủ yếu:

Một là: Các nguồn quỹ BHXH chỉ được sử dụng vào những mục đích do luật

định như: Chi các loại trợ cấp do luật định, phòng ngừa rủi ro và những chi phí quản lý cần thiết khác, nghĩa là tránh bị phân tán, sử dụng vào những mục đích khác, dù các mục đích đó có chính đáng hoặc cấp bách đến đâu. Quy tắc này có tính mệnh lệnh, không có gì phải bàn cãi.

Hai là: Các nguồn dự trữ của quỹ phải được đưa vào đầu tư để bảo toàn giá

31

An toàn: Mục đích của quỹ BHXH là đảm bảo chi trả lương hưu và trợ cấp

BHXH cho người lao động. Vì vậy, quỹ BHXH dù có đầu tư vào lĩnh vực nào cũng phải đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư đó. Đảm bảo an toàn không phải chỉ là bảo toàn được vốn đầu tư về danh nghĩa, mà còn là bảo toàn được cả giá trị thực tế của đầu tư, điều này càng đặc biệt quan trọng trong các thời điểm có lạm phát, giá sinh hoạt tăng lên khiến sức mua của đồng tiền bị giảm sút và phải điều chỉnh lại lương hưu. Nói cách khác, để đảm bảo an toàn cho quỹ BHXH thì phải lựa chọn lĩnh vực đầu tư để giảm thiểu rủi ro.

Hiệu quả: Hiệu quả của đầu tư (lãi đầu tư) là sự tăng lên toàn bộ giá trị đầu

tư được tính trong một giai đoạn nhất định, thường là một năm. Lãi đầu tư làm tăng thu cho quỹ BHXH, đồng thời cho phép hạ tỷ lệ đóng góp hoặc ít nhất cũng không làm tăng tỷ lệ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động.

Khả năng thanh toán hay tính lưu chuyển của vốn: Yêu cầu này trực tiếp liên

quan đến dự kiến lưu chuyển tiền mặt trong thu, chi của mỗi loại chế độ BHXH. Bất kỳ một vốn đầu tư nào từ nguồn dự trữ của quỹ BHXH, đều phải sẵn sàng đổi thành tiền mặt và có thể rút được tiền một cách nhanh chóng, tránh cho những khoản đầu tư vướng vào những vấn đề tồn khoản.

Có ích cho kinh tế và xã hội: Là một quỹ tài chính để thực hiện chính sách xã

hội, do đó trong quá trình đầu tư phải lưu ý đến việc nâng cao phúc lợi cho dân cư, phải ra sức cải thiện chất lượng chung cho cuộc sống của đất nước.

Các hình thức đầu tư theo quy định tại Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam bao gồm:

- Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của Ngân hàng thương mại Nhà nước;

- Cho ngân sách Nhà nước, Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội vay;

- Đầu tư vào các chương trình kinh tế trọng điểm quốc gia, một số dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

32

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động thu bảo hiểm xã hội của tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)