Trách nhiệm tổ chức thu bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động thu bảo hiểm xã hội của tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 39 - 41)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.6.Trách nhiệm tổ chức thu bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội

quyết định.

Trong số các hình thức đầu tư kể trên, hình thức mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước và cho vay đối với ngân sách Nhà nước là các hình thức được ưu tiên áp dụng trước. Trường hợp đầu tư bằng hình thức cho Ngân sách hoặc các Ngân hàng vay được quản lý khá chặt chẽ. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể từng nội dung liên quan như: Mức cho vay, thời hạn cho vay tối đa, mức lãi suất tiền vay, thời hạn thu hồi nợ, gia hạn nợ, hợp đồng cho vay… Bộ Tài Chính hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục cho vay…

Quy định về các hình thức đầu tư từ quỹ BHXH là lối quy định theo hình thức mở. Chính phủ có tạo điều kiện cho Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam quyết định một số loại hình đầu tư khác sao cho vẫn đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả và có khả năng thu hồi được khi cần thiết.

2.1.6. Trách nhiệm tổ chức thu bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội xã hội

Theo quy định của Nghị định 12/CP và Luật BHXH năm 2006, trách nhiệm tổ chức thu BHXH và quản lý quỹ BHXH thuộc về tổ chức BHXH Việt Nam. Khoản 1 điều 106 Luật BHXH năm 2006 có ghi “Tổ chức BHXH là tổ chức sự nghiệp, có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH theo quy định của Luật này”

Giai đoạn trước năm 1995, trách nhiệm tổ chức thu và quản lý quỹ BHXH thuộc nhiều cơ quan, đó là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. Sự phân tán trong thực hiện và quản lý dẫn đến chồng chéo trong nhiệm vụ và quyền hạn, thiếu thống nhất trong triển khai thực hiện và vì thế mà hiệu quả của sự nghiệp BHXH không cao. Chính vì vậy, việc quy tụ các tổ chức BHXH thuộc hệ thống Lao động - Thương binh & Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để thống nhất thành lập tổ chức BHXH độc lập là quy định đúng đắn và phù hợp nhất, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao mà sự nghiệp BHXH đặt ra.

33

Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức BHXH Việt Nam được quy định khá cụ thể và thường xuyên được sửa đổi bổ sung để phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tiễn thể hiện ở các Nghị định lần lượt được ban hành thay thế nhau như sau: Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995, Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 6/12/2002, Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 và Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014.

Trong nội dung thu BHXH, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức BHXH Việt Nam ở các văn bản khác nhau có cách thức quy định khác nhau, nhưng nội dung chủ yếu đều thống nhất rằng: BHXH Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức thu BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH. Cụ thể như sau:

Một là, tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận các khoản kinh phí từ ngân sách Nhà nước chuyển sang để chi các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

Hai là, tổ chức thu BHTN của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và người lao động; tổ chức chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng BHYT cho người được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Ba là, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, bao gồm: Quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ BHXH tự nguyện; quỹ BHTN; quỹ BHYT theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật; tổ chức hạch toán các quỹ BHXH, BHYT thành phần theo quy định của pháp luật.

Nhằm cụ thể hóa quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức BHXH Việt Nam trong quản lý quỹ BHXH, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt ban hành các Quyết định quy định về chế độ quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam như: Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg ngày 26/01/1998, Quyết định 02/2003/QĐ-TTg ngày 02/01/2003, Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày

34

29/3/2007, Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.

Đối với nhiệm vụ quản lý quỹ BHXH, hàng năm BHXH Việt Nam có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính, bao gồm: kế hoạch thu, chi quỹ BHXH bắt buộc; kế hoạch thu, chi quỹ BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện; chi quản lý bộ máy BHXH; … trình Hội đồng quản lý BHXH thẩm định, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch tài chính cho BHXH Việt Nam. Trên cơ sở kế hoạch tài chính được Thủ tướng Chính phủ giao, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quyết định giao nhiệm vụ thu, chi cho BHXH các tỉnh, thành phố bảo đảm nguyên tắc tổng thu không thấp hơn dự toán thu được Thủ tướng Chính phủ giao, tổng chi không vượt quá dự toán chi được Thủ tướng Chính phủ giao, thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời các nguồn thu và tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó, hàng năm BHXH Việt Nam cũng phải báo cáo tình hình quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, trình Hội đồng quản lý BHXH thẩm định, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Quốc hội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động thu bảo hiểm xã hội của tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 39 - 41)