Kiểm soát sử dụng vốn đầu tư trái phiếu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam (Trang 94 - 100)

Khi doanh nghiệp có được nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu thì chỉ được sử dụng nguồn vốn đó theo mục đích trong phương án phát hành trái phiếu đã được phê duyệt. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về việc người sở hữu trái phiếu sẽ kiểm soát việc sử dụng vốn vay thông qua phát hành trái phiếu như thế nào của doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp hiện nay không có quy định về việc bảo vệ quyền của người sở hữu trái phiếu trong việc kiểm soát việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Tuy pháp luật có quy định về việc người sở hữu trái phiếu có thể kiểm soát vốn vay thông qua những thông tin mà doanh nghiệp công bố trước và sau đợt cháo bán cũng như thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhưng thực tế cho thấy những thông tin mà doanh nghiệp đưa ra

88

chưa phản ánh đúng đắn thực trạng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong quá trình sở hữu trái phiếu, pháp luật cũng chưa có quy định về quyền yêu cầu của người sở hữu đối với công ty khi công ty có những vi phạm gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. Doanh nghiệp có thể phát hành thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành nhưng lại không có quy định trách nhiệm của tổ chức bảo lãnh phát hành sau khi kết thúc đợt chào bán đối với người mua trái phiếu [12, tr.100-105]. Do đó, cần phải quy định tổ chức bảo lãnh phát hành phải có trách nhiệm đối với người sở hữu trái phiếu khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cho người sở hữu trái phiếu.

Hiện nay, pháp luật chỉ hoàn thiện các quy định về thủ tục để bảo vệ nhà đầu tư trái phiếu và bảo đảm tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường thứ cấp là chưa đủ, mà cần phải xác định nội dung quyền của người sở hữu trái phiếu với tư cách là một chủ nợ gắn với sự việc hình thành tài sản của doanh nghiệp. Có nghĩa là Luật doanh nghiệp cần ghi nhận nhóm quyền của người sở hữu trái phiếu ít nhất quyền yêu cầu cung cấp thông tin để có thể tham gia giám sát sử dụng vốn phát hành của doanh nghiệp.

89

Kết luận chƣơng 3

Chương 3 của luận văn đã đưa ra định hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam. Hy vọng những giải pháp này sẽ góp phần thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả của các đợt phát hành trái phiếu của các công ty đại chúng, bảo đảm cơ pháp lý cho doanh nghiệp phát hành, đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư tiến tới phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển xứng tầm với các nước trên thế giới.

90

KẾT LUẬN

Việc huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu đang được các doanh nghiệp quan tâm và lựa chọn, đặc biệt là các công ty cổ phần đại chúng. Việc phát hành trái phiếu góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam ngang tầm với các quốc gia trên thế giới. Đây là một kênh huy động vốn hiệu quả, vừa tăng tính tự chủ, độc lập cho doanh nghiệp, vừa chia sẻ rủi ro cho nhiều nhà đầu tư. Khi doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng thì việc phát hành trái phiếu để huy động vốn là phương án tối ưu cho doanh nghiệp.

Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Pháp luật về phát hành trái phiếu của công ty

cổ phần đại chúng tại Việt Nam” đã đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu các cơ sở lý

luận cũng như thực trạng về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp của công ty cổ phần đại chúng, tạo cơ sở thúc đẩy phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm cơ sở phát hành trái phiếu cho công ty cổ phần đại chúng và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, tiến tới phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, luận văn cũng nghiên cứu về việc phát hành trái phiếu của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường trái phiếu tại Việt Nam. Trên cơ sở đó nhằm tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh, phát triển bền vững xứng tầm với thị trường chứng khoán quốc tế.

Có thể nói, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay đang bước vào giai đoạn phát triển và góp phần vào sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam tầm nhìn tới năm 2020 theo Quyết định số 261/QĐ-BTC phê duyệt “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến 2020” ngày 01/02/2013 của Bộ Tài chính.

91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Phạm Trọng Bình (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển thị

trường trái phiếu ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Ủy ban chứng khoán

nhà nước, Hà Nội.

2. Bộ Tài Chính (2012), Nghị định 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Cành (2009), “Kinh tế Việt Nam qua các chỉ số phát triển và những tác động của quá trình hội nhập”, Tạp chí Phát triển kinh tế (tháng 01/2009), tr. 15 – 22.

4. Chính phủ (2011), Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 về phát hành

trái phiếu doanh nghiệp, Hà Nội.

5. Chính phủ (2012), Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 quy định chi

tiết và hướng dẫn một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ dung một số điều của Luật chứng khoán, Hà Nội.

6. Lê Quang Cường (2007), Xây dựng mô hình tổ chức định mức tín nhiệm ở

Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế tháng 4/2007, tr. 31 – 32.

7. Kỳ Duyên (2015), Masan Consumer phát hành 9000 tỉ đồng trái phiếu, xem 20/06/2015 tại http://kinhdoanh.vnexpress.net.

8. Hoàng Giang (2015), Singapore sắp phát hành 2-4 tỉ đô la trái phiếu, xem

30/05/2015 tạihttp://enternews.vn.

9. Nguyễn Hải (TCKD) (2015), Trái phiếu Singapore có giá trị nhất thế giới,

xem 16/05/2015 tại http://vtv.vn.

10. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Một số so sánh về công ty cổ phần theo luật

công ty Nhật Bản và luật doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQG

Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Pháp luật về huy động vốn trong doanh nghiệp, tr. 96 – 97.

92

12. Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Những vấn đề pháp lý về tài chính doanh nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Gia Linh (2006), Trái phiếu VCB không phải là trái phiếu chuyển đổi thực

thụ, Báo người lao động ngày 01/08/2006.

14. Gia Miêu (2013), Phạt nặng sai phạm công bố thông tin của các công ty cổ

phần đại chúng, xem 02/09/2013 tại http://cafef.vn.

15. Hà My (2015), Né niêm yết, vi phạm công bố thông tin, xem 29/04/2015 tại

https://bsc.com.vn.

16. Bảo Ngọc (2015), Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh, xem

08/08/2015 tạihttp://baodautu.vn.

17. Lê Đăng Quang và Nguyễn Đức Trường (2015), Niêm yết trái phiếu doanh

nghiệp: Cũ người mới ta, xem 18/05/2015 tạihttp://tinnhanhchungkhoan.vn.

18. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 19. Quốc hội (2013), Luật chứng khoán, Hà Nội. 20. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, Hà Nội.

21. Đỗ Hoa Quỳnh (2008), Phát hành trái phiếu – Kênh huy động vốn hiệu quả

cho Doanh nghiệp, Tạp chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ số 01+02 ngày

01.01.2008, tr. 52 – 53.

22. Mạc San (2007), Trái phiếu chuyển đổi, chuyện ở ta, xem 15/09/2015 tại

http://vneconomy.vn.

23. Đinh Văn Sơn (2009), Phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam, Nhà xuất bản tài chính năm 2009, tr. 123.

24. Tạp chí Chứng khoán (2002), số 4 tháng 4/2002, tr.15-16.

25. Lê Thị Thu Thủy (2011), Pháp luật về công ty chứng khoán ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2011, tr. 222.

26. Lê Thị Thu Thủy (2012) và Đỗ Minh Tuấn (2012), Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằm phát triển bền vững thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 254-264.

93

27. Gia Trình (2015), Làn sóng trái phiếu doanh nghiệp, Báo Diễn đàn doanh

nghiệp 24/06/2015.

28. Đỗ Minh Tuấn (2012), Một số vấn đề về thực tiễn chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp ở Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 06/2012, tr. 13.

II. Tài liệu Tiếng Anh

29. Asean Development Bank Team (2012), ASEAN+3 Bond Market Guide, Volume 1, Part 2, Section 9: Singapore Bond Market Guide.

30. ASIFMA (2013), India Bond Market Roadmap, dated October 2013.

31. Australian Securities and Investments Commission (2007), “Debentures – improving disclosure for retail investors”, Regulation Impact Statement, dated October 2007, p. 5.

32. Choudlhry M. (2004), Corporate bonds and structured financial products,

Elsevier Butterworth Heineman 2004, p. 296.

33. Clayton Utz Securitisation Team (2005), A Guide to the Law of Securitisation in Australia – Fourth Edition dated April 2005, p. 10.

34. Davis, K. and Jenkinson, M. (2015), “Australian Centre for Financial Studies”, Australian Debt Securities and Corporate Bonds, Improving access

to the Corporate Bond Market for retail investors, dated June 2015, p. 11.

35. Debelle, G. (2014), Assistant Governor (Financial Markets) of the Reserve Bank of Australia, to the Economic Society of Australia, The Australian Bond Market, dated 15 April 2014, Canberra, p. 9.

36. International Organization of Securities Commissions (2010), Objectives and

Principles of Securities Regulatine, June 2010, p. 3.

37. Lakshmikumaran and Sridharan (2013), “Corporate Amicus”, Special Issue on Companies Act 2013, dated September, 2013, p. 6.

38. Monetary Authority of Singapore (2012), Singapore Bond Market Guide, p. 12. 39. Rao, P. (2010) “Fox Mandal & Associate, Bangalore”, All About Debentures,

An Appraisal, p. 1.

40. Singapore Public Security Board, General information on bond market,

accessed on 11/08/2015 at http://em.cbonds.com.

41. The Technical Committee of IOSCO (2008), Code of Conduct Fundamentals for Credit Rating Agencies, p. 3.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam (Trang 94 - 100)