Khung pháp lý về hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp chưa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam (Trang 73 - 76)

chưa được xây dựng hoàn thiện

67

chung cần phải diễn ra trong một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo sự công bằng cho tất cả các đối tượng tham gia, ngăn chặn những hành vi gian lận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán hầu hết là các văn bản dưới luật, có giá trị pháp lý thấp chưa tương xứng với thị trường chứng khoán trước nay vẫn được coi là thị trường bậc cao, đòi hỏi việc quản lý phải khoa học và chặt chẽ.

Các văn bản pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh các chứng khoán niêm yết trên thị trường tập trung chứ chưa có quy định nào điều chỉnh chứng khoán ra phát hành ra công chúng mà không đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Mặt khác cũng chưa có một văn bản pháp luật nào quy định liên quan đến Hiệp hội chứng khoán, về hòa giải và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán.

Một số vấn đề còn quy định chung chung, chưa chi tiết, cụ thể như các quy định về thành lập và tổ chức hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm độc lập, đây được xem như một kênh “định giá” trái phiếu, tạo niềm tin và đảm bảo an toàn cho giao dịch trái phiếu doanh nghiệp. Khi mà trái phiếu doanh nghiệp được “định giá” chuẩn, việc giảm thiểu rủi ro cho các đối tượng đầu tư là hiển nhiên, là một trong những vấn đề đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thị trường chứng khoán.

Pháp luật chưa có quy định rõ ràng, đầy đủ và bất hợp lý đối với việc mở tài khoản liên quan đến vấn đề đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài khiến cho các nhà đầu tư mất nhiều thời gian, tốn kém về mặt chi phí, thủ tục rườm rà và có quá nhiều điều kiện không cần thiết như việc quy định phải có lý lịch tư pháp và xác nhận không có tiền án của nước sở tại đối với người mở tài khoản, trong khi đó ở các nước khác thì chỉ mất một tuần là chủ đầu tư nước ngoài có thể mở xong tài khoản.

Hiện nay, thị trường trái phiếu vẫn chưa có đường cong lãi suất chuẩn, về nguyên tắc trong xác định lãi suất thì lãi suất của trái phiếu chính phủ sẽ được lấy là lãi suất nền, còn lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp sẽ dựa trên lãi suất trái phiếu

68

chính phủ cộng thêm hệ số rủi ro. Do đó lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bị phụ thuộc vào mức độ giao động của lãi suất trái phiếu chính phủ, khi lãi suất trái phiếu chính phủ cao thì lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cũng cao và đồng nghĩa với việc chi phí vốn của doanh nghiệp phát hành cao. Chính vì còn căn cứ vào lãi suất của trái phiếu chính phủ của từng thời điểm phát hành do đó việc xác định lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bị phụ thuộc và không có sự chủ động trong việc quyết định lãi suất để phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp phát hành [42].

Điều kiện để thành lập công ty chứng khoán theo pháp luật Việt Nam hiện nay còn chưa chặt chẽ dẫn đến việc thị trường chứng khoán trong nước có quá nhiều công ty chứng khoán nhỏ, hoạt động kém hiệu quả tồn tại dẫn đến quyền lợi của nhà đầu tư không được đảm bảo, gây rủi ro cho những nhà đầu tư chính đang mở tài khoản giao dịch ở những công ty này. Lỗ phát sinh của các công ty chứng khoán chủ yếu là do tự giao dịch, vay vốn quá lớn và thiếu thận trọng trong việc cho vay, trong khi cơ chế quản trị rủi ro, yếu kém. Quy định của pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán còn khá mờ nhạt và quá ít, thực tế chưa tạo ra được một cơ sở pháp lý chung nhất cho hoạt động môi giới phát triển [25].

Hiện nay, cả Luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan đều chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về bảo vệ quyền của người sở hữu trái phiếu, như việc xác định mức lãi suất có tính đến các yếu tố ảnh hưởng. Pháp luật cũng chưa có quy định về quyền yêu cầu của người sở hữu trái phiếu đối với công ty khi các điều kiện liên quan đến phát hành có thể gây bất lợi cho người sở hữu trái phiếu.

Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp hiện hành cũng chưa có quy định bảo đảm quyền giám sát sử dụng vốn của nhà đầu tư trái phiếu. Có thể nói, đây là điểm bất cập trong việc bảo vệ nhà đầu tư trái phiếu sau khi kết thúc đợt chào bán đến khi trái phiếu đáo hạn. Khi thông tin về thực trạng sử dụng và khả năng sinh lời của vốn thu được khi phát hành trái phiếu không đầy đủ, đối với trường hợp phát hành trái phiếu không có bảo đảm và khi công ty lâm vào tình trạng phá sản, họ không được quyền ưu tiên so với chủ nợ khác trong việc nhận lại khoản tiền gốc mua trái phiếu [12, tr.102].

69

Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp kém phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam (Trang 73 - 76)