Trước hết phải xây dựng được cơ chế đảm bảo quyền lợi của người sở hữu trái phiếu trong việc trả lãi suất trái phiếu.
Đối với trái phiếu không chuyển đổi thì lãi suất của trái phiếu chính là giá cả của trái phiếu. Khi đầu tư vào loại trái phiếu này ít được hưởng chênh lệch do tăng giá đột biến, ngoài ra, sở hữu loại trái phiếu này còn tiềm ẩn rủi ro bởi lạm phát và bị thua thiệt hơn khi lãi suất huy động của tổ chức tín dụng tăng. Bởi vậy, để khuyến khích đầu tư trái phiếu và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trái phiếu thì doanh nghiệp phải xác định mức lãi suất có tính đến các yếu tố ảnh hưởng.
Đối với trái phiếu chuyển đổi, thị giá trái phiếu phụ thuộc vào lợi ích chuyển đổi, hay nói cách khác phụ thuộc vào thị giá cổ phiếu vào thời điểm chuyển đổi. Khi
85
thị giá cổ phiếu thấp, người sở hữu trái phiếu sẽ không lựa chọn phương án chuyển đổi. Trong trường hợp này, người sở hữu trái phiếu chuyển đổi bị thiệt do doanh nghiệp xác định lãi suất trái phiếu thấp [11]. Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM, trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà người nắm giữ có khả năng chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành. Khi được phát hành lần đầu, các trái phiếu này đóng vai trò như một loại trái phiếu doanh nghiệp thông thường, có mức lãi suất thấp hơn một chút, thâm chí lãi suất 0%. Vì các trái phiếu chuyển đổi thường có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu và người nắm giữ cũng sẽ hưởng lợi từ việc tăng giá của cổ phiếu được chuyển đổi nên các công ty thường đưa ra tỷ lệ lãi suất thấp đối với các trái phiếu chuyển đổi. Nếu như công ty hoạt động kém hiệu quả thì trái phiếu sẽ không có khả năng chuyển đổi, do đó các nhà đầu tư sẽ chỉ nhận được khoản lợi tức nhỏ bé mà trái phiếu này mang lại.
Có một số loại hình trái phiếu chuyển đổi, trong đó loại thông thường là người mua trái phiếu (hay còn gọi là trái chủ) có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc nhận lại tiền vào thời điểm đáo hạn. Tuy nhiên, có loại trái phiếu chuyển đổi đương nhiên (là loại mà trong bản cáo bạch không nhắc gì đến quyền của trái chủ trong việc rút tiền gốc khi trái phiếu đáo hạn), thì trái chủ phải đồng ý chuyển đổi thành cổ phiếu.
Năm 2010, Công ty Quốc Cường Gia Lai phát hành trái phiếu chuyển đổi theo phương thức riêng lẻ cho các nhà đầu tư với giá trị 195 tỷ đồng, lãi suất 0% với kỳ hạn 2 năm. Ngày phát hành là 9/12/2010. Số tiền huy động được dùng để bổ sung vốn lưu động, hoàn thành các dự án bất động sản, phát triển thêm mảng trồng cao su... Khi đến thời điểm đáo hạn công ty đã lấy ý kiến trái chủ về việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu.
Thông thường, thời điểm đáo hạn, nếu giá cổ phiếu của doanh nghiệp giảm mạnh, công ty làm ăn thua lỗ thì những nhà đầu tư đang giữ trái phiếu không dại gì đồng ý chuyển đổi thành cổ phiếu, bởi thiệt hại rất nhiều. Chỉ khi giá cổ phiếu tăng, nhà đầu tư được hưởng lợi thì họ mới đồng ý chuyển đổi sang cổ phiếu. Trong khi
86
đó, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai liên tục sụt giảm, chỉ trong vòng 1 tháng qua, giá QCG đã giảm hơn 23%.
Kết thúc năm 2011, công ty thua lỗ gần 40 tỷ đồng và tình trạng lỗ này còn kéo dài sang quý 1/2012 với mức lợi nhuận cả quý là âm 3,84 tỷ đồng. Đó là nguyên nhân khiến phần lớn nhà đầu tư muốn rút tiền mặt vào ngày đáo hạn trái phiếu. Đây là một điều gây khó cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu mà ở đây là Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, bởi ở những thời điểm khó khăn chung như hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản đều rất cần tiền mặt.
Bởi vậy, để hạn chế rủi ro cho người sở hữu trái phiếu thì pháp luật cần quy định cụ thể về vấn đề này để khi trái phiếu không chuyển đổi thì người sở hữu trái phiếu vẫn được bảo đảm quyền lợi ở mức độ nhất định như việc phải thành lập cơ quan bảo vệ người sở hữu trái phiếu, hoặc quy định việc người sở hữu trái phiếu có thể yêu cầu triệu tập hội nghị có sự tham gia của người sở hữu trái phiếu, công ty phát hành, người quản lý trái phiếu và công ty nhận ủy thác để trao đổi ý kiến. Hội nghị có thể thông qua nghị quyết về gia hạn thanh toán trái phiếu, miễn trách nhiệm hoặc tién hành thủ tục tái cơ cấu, chấp nhận người quản lý trái phiếu hoặc công ty nhận ủy thác thực hiện các nội dung nghị quyết trên cho người sở hữu trái phiếu; bầu và bãi miễn người đại diện chủ sở hữu trái phiếu và người thực thi nghị quyết; thay đổi biện pháp bảo đảm đối với trái phiếu bảo đảm [10].
Bên cạnh đó, cần có quy định về tổ chức trung gian thị trường chỉ được phép rút khỏi thị trường chứng khoán với điều kiện không được gây ra tổn thất cho khách hàng và các bên liên quan, không gây ra rủi ro hệ thống. Rõ ràng khi xảy ra rủi ro phá sản, mất khả năng thanh toán thì đối tượng có thể bị tổn thương nhiều nhất chính là nhà đầu tư, khách hàng của các tổ chức dịch vụ chứng khoán. Trong trường hợp xảy ra thất bại tài chính, UBCKNN cần có chính sách để giảm tác động của thất bại tài chính. Rủi ro sụp đổ của một tổ chức cần được khoanh vùng, không để lây lan, trở thành hiệu ứng dây chuyền làm thị trưởng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
87
chứng khoán để bảo vệ nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường trái phiếu. Theo kinh nghiệm quốc tế, quỹ bảo vệ nhà đầu tư được thiết lập và vận hành ở quy mô lớn, gắn với mô hình tổ chức và vận hành của thị trường chứng khoán sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư khi công ty chứng khoán phá sản. Tại nhiều nước, Luật Chứng khoán thường quy định rất rõ nghĩa vụ bồi thường cho từng loại hành vi gây thiệt hại, theo đó xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quỹ bảo vệ nhà đầu tư chỉ thực hiện bồi thường trong trường hợp công ty chứng khoán mất khả năng chi trả bồi thường cho nhà đầu tư theo phán quyết của trọng tài hoặc tòa án. Vì vậy, cần có các văn bản hướng dẫn việc xác định mức bồi thường cho nhà đầu tư chứng khoán từ quỹ bảo vệ nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần xây dựng quy chế quản lý, giám sát quỹ trong việc điều hành và sử dụng quỹ bồi thường cho nhà đầu tư, đảm bảo các nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch và kiểm soát chặt chẽ từ công tác thu đến công tác chi, hoạt động đầu tư, bồi thường cho nhà đầu tư của quỹ bảo vệ nhà đầu tư. Đặc biệt hoạt động đầu tư cần được kiểm soát chặt chẽ, trong đó, cơ quan quản lý chỉ cho phép quỹ bảo vệ nhà đầu tư sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các tài sản phi rủi ro như trái phiếu chính phủ.