Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty [20, Điều 127]. Công ty cổ phần đại chúng phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn. Các hoạt động phát hành trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Việc phát hành trái phiếu để cơ cấu lại nợ phải đảm bảo nguyên tắc không phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế để cơ cấu lại nợ bằng đồng Việt Nam. Đối với phát hành trái phiếu để đầu tư cho các chương trình, dự án, doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu là 20% trong tổng mức đầu tư của chương trình, dự án. Đối với trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định 90/2011/NĐ-CP còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về vay và trả nợ nước ngoài [4, Điều 4].
Khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp phát hành phải xây dựng phương án phát hành trái phiếu và được trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận theo quy định. Đồng thời phải làm thủ tục xác nhận và đăng ký khoản vay thương mại nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đối với trái phiếu trong nước, mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng, các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng. Có hai loại hình trái phiếu doanh nghiệp đó là trái phiếu không chuyển đổi (do công ty cổ phần và công ty TNHH phát hành) và trái phiếu chuyển đổi (chỉ công ty cổ phần mới được quyền phát hành).
Doanh nghiệp sẽ không được phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp. Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, tăng quy mô vốn hoạt động và cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp.
33
2.2. Điều kiện phát hành, phƣơng án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt